Matching headings question
Dạng câu hỏi này sẽ cung cấp cho chúng ta một số câu đầu đề (heading) tóm lược ý chính hoặc nói đến một ý của một đoạn văn nào đó trong bài. Chúng ta được yêu cầu phải ghép chúng cho đúng với các đoạn văn của bài. Thông thường số lượng tiêu đề được cho sẽ nhiều hơn số lượng đoạn văn.
Một số vấn đề hay mắc phải với dạng câu hỏi này:
– Có quá nhiều thông tin cần nắm được mà thời gian thì hạn chế
– Cố ghép từ hay cụm từ trong heading với các từ/cụm từ trong đoạn văn
– Một số đầu đề (headings) có vẻ giống nhau
– Nhiều bạn vì tiết kiệm thời gian nên chỉ đọc câu đầu của đoạn văn với mục đích nắm được câu chủ đề của đoạn văn (ý chính). Tuy nhiên, thông tin trả lời câu hỏi cho loại câu hỏi này lại có thể nằm ở bất cứ đâu trong đoạn văn: câu đầu, giữa, cuối, hoặc kết hợp của 2 câu cách nhau…
– Dành quá nhiều thời gian cho một đoạn văn nào đó
– Câu trả lời không có cùng trật tự sắp xếp như trong bài văn
Tips và chiến lược làm bài:
– Có 2 cách làm bài phổ biến là:
1. Làm câu hỏi này sau cùng. Đây là dạng câu hỏi kiểm tra khả năng đọc hiểu và tóm lược ý nghĩa chính của đoạn văn nên sẽ tốn khá nhiều thời gian. Sau khi làm các câu hỏi khác trước chúng ta đã nắm được khá nhiều về các chi tiết trong bài đọc và chúng sẽ giúp giải quyết câu hỏi này dễ dàng hơn.
+ Hãy bắt đầu với đoạn văn ngắn nhất. Sẽ là dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn nhiều để chúng ta có thể hiểu và ghép được với heading đối với đoạn văn ngắn hơn là đoạn văn dài. Và sau khi hoàn thành mỗi lần ghép thế này chúng ta đã loại trừ bớt được đáp án cho các đoạn văn và heading sau.
+ Hoặc bắt đầu với đoạn văn đã nắm được nhiều thông tin nhất. Sau khi đã làm xong các câu hỏi khác và nắm được nhiều thông tin của bài, chúng ta hãy chọn ra đoạn văn nào mà mình nắm chắc hoặc được nhiều thông tin nhất để ghép heading trước vì nó sẽ dễ hơn nhiều.
2. Làm ngay khi vừa kết thúc một câu hỏi khác về đoạn văn nào đó. Có nghĩa là, một passage thường có ít nhất 2 dạng câu hỏi, bạn không làm ngay dạng câu hỏi matching headings này mà làm dạng câu hỏi khác trước. Tuy nhiên mỗi khi kết thúc một câu hỏi của dạng khác, bạn đã nắm được phần nào thông tin của đoạn văn mà bạn lấy thông tin để trả lời câu hỏi đó. Bạn hãy xem kỹ đoạn văn đó và tìm câu trả lời cho câu hỏi matching headings về đoạn văn đó luôn.
Các bước làm bài:
– Trước hết các bạn nên gạch/xóa ngay heading và đoạn văn của ví dụ đi để đỡ gây nhầm lẫn hoặc mất thời gian cho nó nữa. Đây là điều rất hay mắc phải khi mải mê làm bài. (thường mỗi bài như này đầu bài sẽ cho 1 – 2 ví dụ mà trong đó họ đã match 1 đoạn văn với 1 đáp án để minh họa rõ).
– Cũng như vậy, bạn hãy gạch hoặc làm cách nào đó đánh dấu headings/đáp án mà bạn đã chọn cho 1 đoạn văn nào đó rồi. Việc này giúp bạn đỡ bị rối hoặc nhầm lẫn khi phải nhìn và so nhiều headings/đáp án cho những đoạn văn sau.
– Đọc các headings trước khi làm bài. Bạn nên gạch chân các keywords của từng heading trước khi làm bài. Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng nhận ra lựa chọn có nội dung phù hợp với đoạn văn. Keywords cũng sẽ giúp bạn chắc chắc cho câu trả lời của mình khi so với các từ tương ứng trong đoạn văn.
– Nhận biết các từ đồng nghĩa giữa headings và các đoạn văn (keywords). Như các bạn đã biết trong các bài làm Ielts Reading hầu như không bao giờ xuất hiện đúng từ đã dùng giữa câu hỏi và trong bài đọc. Do đó chúng ta cần có khả năng nhận biết các từ đồng nghĩa. Ví dụ trong heading xuất hiện từ “difficult” thì trong bài có thể sẽ xuất hiện từ “tough”, “hard”….
– Cần phải hiểu rõ được nội dung của các đoạn văn. Chắc chắn sẽ có những từ trong đoạn văn bạn không biết, bạn cũng không nên mất thời gian để tìm hiểu các từ đó nếu chúng không phải là keywords. Tuy nhiên bạn cần phải nắm được chính xác ý nghĩa của từng đoạn văn và các headings để có thể ghép chúng.
– Gạch chân (các) câu trong đoạn văn mà bạn cho là chứa thông tin để lựa chọn heading. Nó sẽ giúp bạn dễ dàng so lại đáp án để cân nhắc sau đó.
– Nếu bạn thấy có 2 – 3 heading có vẻ giống nhau, lúc này bạn cần phải xem xét và so sánh thật kỹ để nhận ra sự khác biệt giữa chúng. Những yếu tố cần xem xét kỹ là: keywords của từng headings, có sự khác biệt nào trong trật tự của chúng hay kết hợp với từ khác dẫn đến sự thay đổi về ý nghĩa. Sau khi tìm hiểu kỹ những yếu tố này chúng ta sẽ quyết định được heading nào là phù hợp hơn cả.
– Nếu sau khi cân nhắc mà vẫn chưa quyết định được nên chọn heading nào, các bạn hãy bỏ qua và làm tiếp đoạn khác. Sau khi hoàn thành chúng ta sẽ quay lại làm và lúc này sẽ thấy dễ hơn nhiều vì đã loại bỏ được một số headings vừa làm.
– Hãy bỏ qua hoặc đánh lụi nếu thấy khó. Dạng câu hỏi này sẽ làm bạn mất khá nhiều thời gian để có thể hiểu rõ được ý của các đoạn văn và headings. Nếu thấy thời gian dành cho bài đọc này đã quá 20’ các bạn hãy chuyển sang làm bài đọc kế tiếp, chắc chắn sẽ có nhiều câu dễ ăn điểm hơn.
Tóm lại, matching headings là dạng câu hỏi khá khó và đòi hỏi rất nhiều thời gian trong Ielts Reading , để giải quyết tốt nó bạn cần:
– đọc và hiểu hết đoạn văn mình đang tìm câu trả lời, thông tin có thể nằm bất cứ đâu trong bài đọc
– nên làm luôn đoạn văn nào mà mình vừa tìm thông tin để trả lời cho 1 câu hỏi ở dạng câu hỏi khác
– không nên lãng phí thời gian với dạng câu hỏi này, có thể nhiều câu hỏi dễ hơn đang chờ phía trước
Lưu ý tìm heading cho đoạn văn:
Để tìm được thông tin phù hợp với heading, các bạn cần phải hiểu được ý của đoạn văn nói về việc gì. Điều đó có nghĩa là thông tin có thể nằm ở bất cứ đâu trong đoạn văn chứ không phải chỉ nằm ở một số vị trí nhất định.
Tuy nhiên, các bạn có thể chú ý hơn với những vị trí sau (sắp xếp theo thứ tự ưu tiên):
+ Câu đầu: ý chính của đoạn văn khá thường xuyên được đặt ở vị trí này.
+ Câu cuối đoạn: nhiều người viết tóm lại vào câu cuối nên bạn cũng có thể tìm ra ý chính ở đây
+ Câu thứ hai: điều này thường xảy ra khi câu đầu tiên của đoạn là câu hỏi, hoặc câu thứ hai có chứa các từ như However, But, Yet… để lái chủ đề đoạn văn sang một hướng khác so với những gì được nêu ra ở câu đầu.
+ Các câu giữa: headings trong câu hỏi có thể xoáy vào một thông tin nào đó trong đoạn văn, và thông tin đó lại có thể là nằm ở những câu ở giữa đoạn văn. Đó là lý do mà bạn cần phải hiểu rõ đoạn văn nói về việc gì thì mới có thể trả lời đúng.
Phương pháp tìm topic sentence trong đoạn văn: (tham khảo)
Topic sentence – câu chủ đề sẽ nêu lên ý chính của đoạn văn. Nó thường ngắn gọn, rõ ràng chứ không rườm rà nhiều chi tiết, vì các chi tiết sẽ được nêu ở các câu khác – supporting sentences, để củng cố cho câu chủ đề.
Văn ôn võ luyện – Tip quan trọng nhất . Muốn có cú đánh tốt thì chúng ta phải luyện tập, mài giũa hàng ngày. Làm một dạng câu hỏi nào đó luôn đòi hỏi kỹ năng, do đó chúng ta cần phải ôn luyện làm bài thật nhiều để cho kỹ năng đó trở nên thành thục để đạt điểm tốt trong kỳ thi.
Các câu Matching Headings trong sách Cambridge Test:
– Question 14 – 20 Cam 7, Test 1, passage 2
– Question 27 – 30 Cam 7, Test 2, passage 3
– Question 14 – 20 Cam 11, Test 2, passage 2
With love & passion!
P/s: Ngoài những bài giảng online cho những người tự học tiếng Anh, Ielts, nếu muốn học kỹ và chất lượng hơn với các lớp học ít người, học phí thấp các bạn có thể tham gia các lớp luyện thi Ielts offline trên đường Nguyễn Trãi – Hà Nội của mình nhé.
Hướng dẫn các kỹ năng Ielts:
Luyện thi tốt nghiệp THPT & ĐH