Cam 4, Test 1, Reading Pas 1 – Dịch tiếng Việt – Rain-forests and the implications for course design


Cambridge Ielts 4 – Test 1 – Passage 1

Rain-forests and the implications for course design



———————————-

DỊCH TIẾNG VIỆT



Do chưa có thời gian làm nên bài dịch tạm được lấy nguồn từ trang  http://www.tonyenglish.vn/ để phục vụ người tự học.
Ielts Ngân Hoa đang tiến hành hoàn thiện các bài dịch bao gồm bảng từ vựng và giải thích đáp án dần. Các bạn xem các bài làm đầy đủ do Ielts-Ngân Hoa làm Tại Đây.


Dù có cố gắng đến đâu, bài dịch vẫn có thể có sai sót. Rất hoan nghênh sự góp ý của các bạn qua mục comment cuối bài.



Rain-forests and the implications for course design

Rừng mưa nhiệt đới và những hệ quả đối với sự thiết kế khóa học

 

Adults and children are frequently confronted with statements about the alarming rate of loss of tropical rainforests. For example, one graphic illustration to which children might readily relate is the estimate that rainforests are being destroyed at a rate equivalent to one thousand football fields every forty minutes – about the duration of a normal classroom period. In the face of the frequent and often vivid media coverage, it is likely that children will have formed ideas about rainforests – what and where they are, why they are important, what endangers them – independent of any formal tuition. It is also possible that some of these ideas will be mistaken. Many studies have shown that children harbour misconceptions about ‘pure’, curriculum science. These misconceptions do not remain isolated but become incorporated into a multifaceted, but organised, conceptual framework, making it and the component ideas, some of which are erroneous, more robust but also accessible to modification. These ideas may be developed by children absorbing ideas through the popular media. Sometimes this information may be erroneous. It seems schools may not be providing an opportunity for children to re-express their ideas and so have them tested and refined by teachers and their peers. Người lớn và trẻ em thường phải đối mặt với những phát biểu liên quan đến sự báo động trong việc biến mất của rừng mưa nhiệt đới. Ví dụ, một minh hoạ cho điều này giúp trẻ em có thể dễ dàng liên hệ là: ước tính rằng rừng nhiệt đới đang bị phá hủy với tỉ lệ tương đương với một ngàn sân bóng đá mỗi 40 phút – khoảng thời gian tương đương thời gian một tiết học bình thường. Khi đối mặt với các phương tiện truyền thông sống động thường xuyên, rất có thể trẻ em sẽ hình thành những ý nghĩ về rừng nhiệt đới – chúng là gì và ở đâu, tại sao chúng lại có vai trò quan trọng, điều gây nguy hiểm cho chúng – không phụ thuộc việc giảng dạy chính thức. Cũng có thể một số những suy nghĩ này sẽ không chính xác. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng trẻ em nuôi dưỡng những quan niệm sai lầm về sự ‘thuần chủng’, chương trình giảng dạy các môn khoa học. Những quan niệm sai lầm này không bị cô lập nhưng được hợp thành nhiều khía cạnh, nhưng có tổ chức, khái niệm về khuôn khổ tạo ra nó và các ý nghĩ hợp thành, một vài trong số đó là không chính xác, mạnh mẽ hơn nhưng cũng có thể tiếp cận để làm giảm nhẹ đi. Những ý tưởng này có thể được phát triển bởi sự tiếp thu của trẻ thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Đôi khi thông tin này có thể sai sót. Có vẻ như các trường học không tạo cơ hội để trẻ em trình bày lại suy nghĩ của mình để các em kiểm tra và được chắt lọc bởi giáo viên và bạn bè. 
   
Despite the extensive coverage in the popular media of the destruction of rainforests, little formal information is available about children’s ideas in this area. The aim of the present study is to start to provide such information, to help teachers design their educational strategies to build upon correct ideas and to displace misconceptions and to plan programmes in environmental studies in their schools. Mặc dù phạm vi lan truyền rộng rãi của các phương tiện thông tin đại chúng về sự phá huỷ rừng nhiệt đới, nhưng vẫn có rất ít thông tin chính thức về những suy nghĩ, ý tưởng của trẻ em trong lĩnh vực này. Mục đích của nghiên cứu này là bắt đầu cung cấp những thông tin như vậy, để giúp giáo viên thiết kế các chương trình giáo dục để xây dựng những ý tưởng đúng đắn và loại bỏ những quan niệm sai lầm, lên kế hoạch cho các chương trình nghiên cứu về môi trường trong trường học của họ.
   
The study surveys children’s scientific knowledge and attitudes to rainforests. Secondary school children were asked to complete a questionnaire containing five open-form questions. The most frequent responses to the first question were descriptions which are self-evident from the term ‘rainforest’. Some children described them as damp, wet or hot. The second question concerned the geographical location of rainforests. The commonest responses were continents or countries: Africa (given by 43% of children), South America (30%), Brazil (25%). Some children also gave more general locations, such as being near the Equator. Nghiên cứu này khảo sát kiến ​​thức khoa học và thái độ của trẻ em đối với rừng nhiệt đới. Các em học sinh trung học được yêu cầu hoàn thành vào bảng câu hỏi gồm 5 câu hỏi mở. Câu trả lời thường gặp nhất cho câu hỏi đầu tiên là những mô tả rõ ràng từ thuật ngữ “rừng nhiệt đới”. Một số trẻ mô tả chúng ẩm ướt, ướt hoặc nóng. Câu hỏi thứ hai liên quan đến vị trí địa lý của rừng nhiệt đới. Đáp án thông thường là các châu lục hoặc các quốc gia: Châu Phi (43% trẻ em), Nam Mỹ (30%), Brazil (25%). Một số trẻ em cũng đưa ra các vị trí tổng quát hơn, chẳng hạn như ở gần đường xích đạo.
   
Responses to question three concerned the importance of rainforests. The dominant idea, raised by 64% of the pupils, was that rainforests provide animals with habitats. Fewer students responded that rainforests provide plant habitats, and even fewer mentioned the indigenous populations of rainforests. More girls (70%) than boys (60%) raised the idea of the rainforest as animal habitats. Câu trả lời cho câu hỏi 3 liên quan đến tầm quan trọng của rừng nhiệt đới. Đáp án nổi trội nhất, được trả lời bởi 64% số học sinh, là rừng nhiệt đới tạo môi trường sống cho các loài động vật.  Khá ít học sinh trả lời rằng rừng nhiệt đới cung cấp môi trường sống cho thực vật, và thậm chí còn ít học sinh hơn nhắc đến dân bản xứ của rừng nhiệt đới. Nhiều nữ giới (70%) so với nam giới (60%) đã nêu ra suy nghĩ về rừng nhiệt đới như là môi trường sống của động vật.
   
Similarly, but at a lower level, more girls (13%) than boys (5%) said that rainforests provided human habitats. These observations are generally consistent with our previous studies of pupils’ views about the use and conservation of rainforests, in which girls were shown to be more sympathetic to animals and expressed views which seem to place an intrinsic value on non-human animal life. Tương tự như vậy, nhưng ở mức thấp hơn, nhiều nữ giới hơn (13%) so với nam giới (5%) nói rằng rừng nhiệt đới cung cấp môi trường sống cho con người. Các khảo sát này nhìn chung phù hợp với các nghiên cứu trước đây của chúng tôi về quan điểm của học sinh trong việc sử dụng và bảo tồn rừng nhiệt đới, trong đó các em gái tỏ ra cảm thông hơn với động vật và bày tỏ quan điểm dường như đặt một giá trị nội tại về đời sống động vật không phải là con người.
   
The fourth question concerned the causes of the destruction of rainforests. Perhaps encouragingly, more than half of the pupils (59%) identified that it is human activities which are destroying rainforests , some personalising the responsibility by the use of terms such as ‘we are’. About 18% of the pupils referred specifically to logging activity. Câu hỏi thứ tư liên quan đến nguyên nhân hủy hoại rừng nhiệt đới. Có lẽ rất đáng khen ngợi, có hơn một nửa số học sinh (59%) nhận ra rằng các hoạt động của con người đang phá hủy rừng nhiệt đới, một số cá nhân quy rõ trách nhiệm bằng cách sử dụng các thuật ngữ như “chúng tôi”. Khoảng 18% học sinh đã đề cập cụ thể đến hoạt động khai thác gỗ.
   
One misconception, expressed by some 10% of the pupils, was that acid rain is responsible for rainforest destruction; a similar proportion said that pollution is destroying rainforests. Here, children are confusing rainforest destruction with damage to the forests of Western Europe by these factors. While two-fifths of the students provided the information that the rainforests provide oxygen, in some cases this response also embraced the misconception that rainforest destruction would reduce atmospheric oxygen, making the atmosphere incompatible with human life on Earth. Một quan niệm sai lầm, được trả lời bởi khoảng 10% số học sinh, là mưa axít chịu trách nhiệm trong sự phá hủy rừng nhiệt đới; một tỷ lệ tương tự nói rằng sự ô nhiễm cũng đang phá hủy rừng nhiệt đới. Ở đây có thể thấy, trẻ em đang lẫn lộn giữa sự phá rừng nhiệt đới với các thiệt hại dẫn đến cho các khu rừng của Tây Âu bởi những yếu tố này. Trong khi hai phần năm số sinh viên đưa ra thông tin rằng rừng nhiệt đới cung cấp oxy, trong một số trường hợp đáp án này cũng bao gồm quan niệm sai lầm rằng phá rừng nhiệt đới sẽ làm giảm oxy trong không khí, làm cho không khí không tương thích với cuộc sống của con người trên trái đất.
   
In answer to the final question about the importance of rainforest conservation, the majority of children simply said that we need rainforests to survive . Only a few of the pupils (6%) mentioned that rainforest destruction may contribute to global warming. This is surprising considering the high level of media coverage on this issue . Some children expressed the idea that the conservation of rainforests is not important. Để trả lời câu hỏi cuối cùng về tầm quan trọng của việc bảo tồn rừng nhiệt đới, phần lớn trẻ em chỉ đơn giản nói rằng chúng ta cần rừng nhiệt đới để có thể tồn tại. Chỉ một vài học sinh (6%) nói rằng phá rừng nhiệt đới có thể góp phần gây ra hiện tượng trái đất nóng lên. Điều này đáng ngạc nhiên khi xem xét mức độ báo chí đề cập cao về vấn đề này. Một số trẻ em đã thể hiện suy nghĩ rằng việc bảo tồn rừng nhiệt đới không quan trọng.
   
The results of this study suggest that certain ideas predominate in the thinking of children about rainforests. Pupils’ responses indicate some misconceptions in the basic scientific knowledge of rainforests’ ecosystems such as their ideas about rainforests as habitats for animals, plants and humans and the relationship between climatic change and destruction of rainforests. Kết quả của nghiên cứu này thừa nhận rằng một số ý tưởng chiếm ưu thế lớn trong suy nghĩ của trẻ em về rừng nhiệt đới. Những câu trả lời của học sinh chỉ ra một số nhận thức sai lầm về kiến ​​thức cơ bản về hệ sinh thái rừng nhiệt đới, ví dụ như suy nghĩ về rừng nhiệt đới như môi trường sống của động vật, thực vật và con người và mối quan hệ giữa sự thay đổi khí hậu và sự phá hủy rừng nhiệt đới.
   
Pupils did not volunteer ideas that suggested that they appreciated the complexity of causes of rainforest destruction. In other words, they gave no indication of an appreciation of either the range of ways in which rainforests are important or the complex social, economic and political factors which drive the activities which are destroying the rainforests. One encouragement is that the results of similar studies about other environmental issues suggest that older children seem to acquire the ability to appreciate, value and evaluate conflicting views. Environmental education offers an arena in which these skills can be developed, which is essential for these children as future decision-makers. Các em học sinh không thể tự đưa ra đưa ra những suy nghĩ rằng họ hiểu rõ sự phức tạp của các nguyên nhân phá rừng nhiệt đới. Nói cách khác, họ đã không đưa ra được sự hiểu biết về một trong những phương diện mà rừng mưa nhiệt đới là quan trọng hoặc các yếu tố xã hội, kinh tế và chính trị phức tạp dẫn đến các hoạt động phá huỷ rừng nhiệt đới. Một sự khuyến khích là kết quả của các nghiên cứu tương tự về các vấn đề môi trường khác cho thấy rằng những đứa trẻ lớn hơn dường như có được khả năng nhận thức sâu sắc, xác định giá trị và khả năng đánh giá các quan điểm trái ngược nhau. Giáo dục môi trường là một lĩnh vực mà trong đó các kỹ năng này có thể được phát triển, điều này rất cần thiết cho những đứa trẻ – những người đưa ra quyết định trong tương lai.

 



Trên đây là bài dịch tiếng Việt của Cambridge 4, Test 1, Reading Passage 1 – Rain-forests and the implications for course design được lấy nguồn từ trang  http://www.tonyenglish.vn/ để phục vụ người tự học.
Ielts Ngân Hoa đang tiến hành hoàn thiện các bài dịch bao gồm bảng từ vựng và giải thích đáp án dần. Các bạn xem các bài làm đầy đủ do Ielts-Ngân Hoa làm Tại Đây.


Dù có cố gắng đến đâu, bài dịch vẫn có thể có sai sót. Rất hoan nghênh sự góp ý của các bạn qua mục comment cuối bài.


Answer with explanation, highlighted vocabularies of Cambridge 4, Test 1, Reading Passage 1 – Rain-forests and the implications for course design

 

Cambridge IELTS 4: Test 1 – Reading Passage 2 – Answer explanation with keyword tables & Translation


Cambridge IELTS 3: Test 4 – Reading Passage 3 – Answer explanation with keyword tables & Translation

 


P/s: Ngoài những bài giảng online cho những người tự học tiếng Anh, Ielts, nếu muốn học kỹ và chất lượng hơn với các lớp học ít người, học phí thấp các bạn có thể tham gia các lớp luyện thi Ielts offline trên đường Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội do chính Ms. Ngân Hoa giảng dạy nhé.




Nếu có thắc mắc hoặc đóng góp thêm cho bài dịch và giải thích, bạn hãy comment bên dưới hoặc đặt câu hỏi trên Group FB dưới đây mà Ms. Ngân Hoa thường viết bài nhé.

This image has an empty alt attribute; its file name is image.png



CÁC KHÓA HỌC OFFLINE CỦA Ms. NGÂN HOA


Hướng dẫn các kỹ năng Ielts:


Ielts Writing

Ielts Speaking

Ielts Reading

Ielts Listening

Hướng dẫn chung về Ielts

Academic vocabularies


Ngữ pháp

Luyện thi tốt nghiệp THPT & ĐH



Leave a Reply

KHAI GIẢNG CÁC LỚP THÁNG 9

Ielts – Ngân Hoa Facebook

Chat trực tiếp Ms.Ngân Hoa qua Fb (click ảnh)

Categories

KHAI GIẢNG LỚP IELTS

HỌC ONLINE VỚI Ms. NGÂN HOA

error: Content is protected !!