Ielts writing task 2 – phương pháp chấm điểm

Bài chia sẻ về cách chấm điểm viết Ielts này của mình được rút ra từ việc học viết của bản thân. Nó được hình thành qua quá trình tự học, được giáo viên trong nước và nước ngoài tư vấn, chấm, chữa bài, trao đổi , hỏi đáp thắc mắc… 

Trước hết, mình muốn nói rõ với các bạn là mỗi 1 giáo viên có cách tiếp cân hay cách dạy viết khác nhau, các bạn nên chọn học theo cách viết của 1 giáo viên mà bạn tin tưởng,hãy đặt niềm tin vào họ và làm theo các hướng dẫn của họ.

Theo kinh nghiệm bản thân, việc chấm điểm viết có thể sai lệch khoảng 0.5 điểm dựa vào cảm tính hay cảm nhận của người chấm bài (examiner).

Qua bài chia sẻ này, hi vong các bạn sẽ hiểu rõ hơn tại sao giáo viên hay examiner lại cho mình điểm như vậy hay quan trọng hơn là các bạn có thể tự chấm/đánh giá được khả năng, nhận ra điểm yếu của mình để có định hướng khắc phục.

4 tiêu chí chấm thi IELTS writing task 2:
– Task response (cách bạn trả lời câu hỏi),
– Coherence and cohesion (sự thống nhất, mạch lạc và gắn kết),
– Lexical resource (từ vựng) 
– Grammar (ngữ pháp đúng và đa dạng).
Điểm bài viết của bạn là điểm trung bình cộng của 4 tiêu chí này.

Chi tiết các tiêu chí đạt được của các band điểm như sau:

1. Band 8, 9:

* Task response:

– Trả lời hết các yêu cầu của đề bài
– Phát triển ý một cách đầy đủ
– Trình bày rõ ràng , giải thích quan điểm cụ thể và chính xác

Ví dụ đề ngày 09/01/2014:
The best way for governments to solve the problem of traffic congestion is providing free public transport in 24 hours per day, and seven days a week.
Đề bài có chữ “the best” (cách tốt nhất) -> đây là dạng extreme question – lưu ý khi viết bài phải có đầy đủ “free public transport 24/7” – nếu không sẽ lạc đề.

* Coherence và cohesion:

Coherence:

– Lối hành văn rõ ràng và dễ hiểu, các đoạn văn được chia 1 cách hợp lý, không có bất kỳ lỗi logic gì trong bài

– Mỗi đoạn một ý chính và sau đó diễn giải support ý, sắp xếp các phần còn của đoạn thân bài theo thứ tự có tính logic cao

– 2 idea paragraph
+ Câu 1: topic sentence
+ Câu 2: supporting sentence idea 1
+ Câu 3: a reason or an example
+ Câu 4: supporting idea 2
+ Câu 5: a reason or an example

– One idea paragraph
+ Câu 1: topic sentence
+ Câu 2: supporting sentence idea
+ Câu 3: reason
+ Câu 4: example

– The example-led one- idea paragraph
+ Câu 1: topic sentence
+ Câu 2: example
+ Câu 3: analyse or add more information to the example
+ Câu 4: conclude that the central idea in the topic sentence is correct => khẳng định

Cohesion:

Thể hiện khả năng chúng ta liên kết, nối các ý, các phần của bài essay lại với nhau thông qua các linking words.
– Sử dụng 1 cách chính xác các reference language
– Sử dụng các cặp quan hệ từ chuẩn xác để kết nôi các câu hay các đoạn văn

Các bạn xem ví dụ ở dạng bài viết balanced opinion như sau:
– Thân bài (Bodv)
• (Body 1) để diễn giải tại sao mình tin vào mặt A tới một mức nhất định.
=> Đoạn văn này sử dụng ngôn ngữ quan điểm cá nhân yếu.
• (Body 2) để diễn giải tại sao mình tin mặt B quan trọng hơn.
=> Đoạn văn này sử dụng ngôn ngữ quan điểm cá nhân mạnh.

– Cặp câu mở đoạn mẫu
• Body 1: I agree with the idea that S1+V1.
• Body 2: However, I am firmly of the opinion that S2+V2.
• Body 1: On the one hand, there are a few reasons why I a gree that S1+V1.
• Body 2: On the other hand, there are more compelling (hấp dẫn thuyết phục) reasons why I firmly believe that S2+V2.

* Lexical resource:

– Dùng đúng từ đúng ngữ cảnh, đúng ẩn ý của từ
– Biết sử dụng các từ khó đúng chủ đề (collocation, thuật ngữ technnical/ scientific/ formal…)

– Ví dụ chủ đề GOVERNMENT
+ Hỗ trợ tiền cho
To supply financial help for
To provide financial assistance for
To equip finance-related support for
To provide subsides /səbs’aɪd/ / grants for

+ Tăng cường mối quan hệ giữa các quốc gia
To consolidate /kəns’ɒlɪdeɪt/ relationships between nations
To improve ties between countries
To reinforce relationships between nations
To enhance ties between countries

• Chủ đề WORK
+ Tạo công ăn việc làm cho
To create job opportunities for
To generate employment for
To provide occupations for

* Grammar range and accuracy:

Vốn ngữ pháp đa dạng, rộng (lỗi sai nhỏ, mắc một lần, không tạo thành hệ thống)

2. Band 7:

* Task response:

– Trả lời đúng yêu cầu của đề bài, tuy nhiên phát triển ý không trọn vẹn như band 8,9
– Support, giải thích ý vẫn còn chung chung. Ví dụ : Làm việc ở công ty đa quốc gia có thể nâng cao được khả năng và trau dồi thêm kỹ năng. Từ đó người làm việc thành thạo hơn và giỏi giang hơn.
Các bạn thấy câu này chưa nói rõ được là nâng cao khả năng và trau dồi kỹ năng gì đúng không nào.

* Coherence và cohesion:

– Sắp xếp ý hợp lý, phát triển tuầ tự từ đầu đến cuối
– Sử dụng đa dạng linking word tuy nhiên vẫn còn chỗ lặp lại

* Lexical resource:

– Số lượng từ khó đúng chủ đề (collocation, thuật ngữ technnical/ scientific/ formal…) ít hơn band 8,9 (dưới 10 từ, có thể là 8 từ)
– Có đôi chỗ sử dụng sai word choice
– 60% không sai lỗi từ vựng nào
– Biết paraphase, ko lặp từ

Trang web dưới đây có thể giúp các bạn check độ học thuật của bài sau khi viết. Uncommon words (màu vàng), hay các từ thuật ngữ… Nhiều những từ màu vàng với màu xanh lá cây là ngon nhé các bạn^^
http://www.wordandphrase.info/analyzeText.asp

* Grammar range and accuracy:

– Đa dạng cấu trúc ngữ pháp: câu bị động, câu đơn/phức/ghép, relative, adverb, participle clause…
– Phần lớn các câu đúng ngữ pháp, từ 60%

3. Band 6:

* Task response:

– Có 1 – 2 câu thiếu tập trung/lack focus, không sát với trọng tậm trả lời câu hỏi
– Phát triển ý thiếu trọn vẹn. Ví dụ: Người dân ở các nước phát triển được hưởng nhiều lợi ích. => cách diễn đạt mập mờ => examiner nghĩ rằng: rất stupid :(.
Câu này cần giải thích rõ là: được hưởng nhiều lợi ích hơn người dân ở các nước đang và kém phát triển (band 7), đặc biệt là các lợi ích về sự được hưởng rất nhiều trợ cấp của chính phủ trong giáo dục và y tế (band 8)

* Coherence và cohesion:

– Giám khảo có thể hiểu được gần như toàn bộ ý được viết ra nhưng cách diễn đạt còn lủng củng
– Biết sử dụng reference language nhưng thi thoảng vẫn còn lặp lại, thừa, thiếu hoặc sai

* Lexical resource:

Người viết có sử dụng những từ/ cụm từ liên quan đến chủ đề, nhưng có vài chỗ dùng không chính xác, có thể là sai về dạng từ (word form) hoặc chính tả.
– Có khoảng 5 từ less common (khó, đúng chủ đề: collocation, thuật ngữ technnical/ scientific/ formal…)
– Chưa biết paraphase

* Grammar range and accuracy:

40-50 % câu đúng ngữ pháp
– Có sử dụng câu đơn + phức ( trong đó có một số lỗi sai)

4. Band 5+:

* Task response:

– Không trả lời được đầy đủ yêu cầu của đề bài, không nêu rõ được quan điểm.
– Bài viết thiếu liền mạch, bị ngắt quãng, nhưng cũng đủ để người đọc có thể hiểu ý muốn diến đạt.
– Chỉ trả lời được một phần của câu hỏi.

Ví dụ câu hỏi: Parents want to achieve balance between family and career but only a few manage to achieve it. What do you think is the reason? Discuss possible solutions and provide examples.

Đề bài này gồm 2 câu hỏi nhỏ: chỉ ra nguyên nhân việc các bậc cha mẹ không cân bằng được công việc và gia đình và nêu các biện pháp xử lý cùng ví dụ. Nhưng ở band điểm này, bài viết chỉ trả lời được 1 câu hỏi.

* Coherence và cohesion:

– Dùng thừa hoặc thiếu hoặc không chính xác lingking word (liên từ)
– Có khoảng trống về tính logic do không dùng được reference language: this, that…

Ví dụ: The rate of marriage for Muslim girls was more than 2.5 times higher than Jewish girls.
Nên viết là => The rate of marriage for Muslim girls was more than 2.5 times higher than that of Jewish girls.

* Lexical resource:

Người viết có vốn từ vựng rất giới hạn, các từ vựng liên quan đến chủ đề của đề bài rất ít xuất hiện trong bài.

* Grammar range and accuracy:

Bài viết phần lớn dùng các câu đơn, và lỗi sai thường được thấy khi dùng câu phức (complex sentence). Hầu hết các câu đều có lỗi ngữ pháp và các lỗi này gây khó hiểu cho người chấm bài.

 

Từ những phân tích trên, để đạt được band 8+ chúng ta cần:

– Lập OUTLINE cho bài viết trước khi viết (xem HƯỚNG DẪN)
– Trả lời đầy đủ và đúng các câu hỏi được nêu ra trong đề bài
– Đưa ra các ý liên quan đến nội dung bài viết
– Giải thích chi tiết, đầy đủ
– Đưa ra ví dụ cụ thể và liên quan

* Task response: cần tránh các lỗi sau

– OFF-TOPIC (the idea is off-topic) : viết lạc đề, không trả lời được cho câu hỏi đề bài
– Lack focus: 1 ý của câu khi viết không liên quan chặt chẽ tới nội dung đề bài
– Unclear (the idea is unclear) : viết không thoát ý, không mạch lạc
– Overgeneralization : nghiễm nhiên thừa nhận một sự việc là đúng
– Exaggeration : thổi phồng quá mức, nói quá sự thật

* Coherence và cohesion:

– Cấu trúc lại các đoạn văn sao cho thật hợp lý
– Mỗi đoạn văn chỉ nên diễn đạt 1 ý duy nhất
– Sử dụng cặp quan hệ từ phù hợp
– Dùng các linking word , reference language một cách hợp lý, chính xác và đa dạng.

Cần tránh các lỗi sau:
– Incorrect reference : sử dụng sai, không rõ ràng, thừa hoặc thiếu từ chỉ định
– Linking devices : sử dụng sai, thừa hoặc thiếu liên từ giữa vế câu, câu hoặc đoạn văn

* Lexical resource:

– Đa dạng vốn từ vựng của mình và dùng chúng một cách chính xác, hiệu quả
– Dùng ít những từ đã quá phổ biến nhưng liên quan đến đề bài
– Kiểm tra và chữa lỗi sai (nếu có)

Cần tránh các lỗi sau:
– Informal language : sử dụng ngôn ngữ của văn nói, không phù hợp trong văn viết
– Word choice : lựa chọn sai từ trong văn cảnh
– Spelling: chính tả
– Word formation : sai dạng từ hoặc cấu tạo cụm từ (danh từ, động từ, tính từ, trạng từ)
– Collocations : sử dụng sai các từ luôn đi với nhau thành cụm
– Repetition : lặp từ

* Grammar range and accuracy:

– Dùng nhiều cấu trúc câu khác nhau (câu đơn, câu ghép, câu phức…)
– Đa dạng cấu trúc ngữ pháp
– Kiểm tra và chữa lỗi sai (nếu có)

Cần tránh các lỗi sau:
– Redundant verb : thừa động từ, câu có 2 động từ chính cùng 1 vế
– Fragmented sentence : câu chưa hoàn chỉnh, thiếu thành phần chính S hoặc V
– Sublect-verb agreement : chia động từ sai so với chủ ngữ
– Punctuations: đặt dấu chấm, phẩy sai chỗ, thừa hoặc thiếu
– Verb form: chia sai dạng của động từ (các thì hoặc phân từ hiện tại – quá khứ)
– Relative clause: sử dụng sai, thừa hoặc thiếu mệnh đề quan hệ
– Unparalleled structure: cấu trúc không song song
– Uncountable-countable: sử dụng sai danh từ đếm/không đếm được
– Plural-singular: sử dụng sai danh từ số ít/số nhiều
– Article (a/an/the/zero article): sử dụng sai mạo từ
– Prepositions: sử dụng sai giới từ

Video bài giảng

Trên đây là những phân tích rất kỹ và rõ ràng về các tiêu chí và sự khác nhau của chúng giữa các band điểm viết Ielts. Hy vọng bài viết có thể giúp các bạn thấy rõ các yêu cầu và định hướng để ôn luyện sao cho đạt được band điểm mình mong muốn.

With love & passion!

P/s: Ngoài những bài giảng online cho những người tự học tiếng Anh, Ielts, nếu muốn học kỹ và chất lượng hơn với các lớp học ít người, học phí thấp các bạn có thể tham gia các lớp luyện thi Ielts offline trên đường Nguyễn Trãi – Hà Nội của mình nhé.

 

CÁC KHÓA HỌC OFFLINE CỦA Ms. NGÂN HOA

 

Hướng dẫn các kỹ năng Ielts:

Ielts Writing

Ielts Speaking

Ielts Reading

Ielts Listening

Hướng dẫn chung về Ielts

 

Ngữ pháp

Luyện thi tốt nghiệp THPT & ĐH



KHAI GIẢNG CÁC LỚP THÁNG 9

Ielts – Ngân Hoa Facebook

Chat trực tiếp Ms.Ngân Hoa qua Fb (click ảnh)

Categories

KHAI GIẢNG LỚP IELTS

HỌC ONLINE VỚI Ms. NGÂN HOA

error: Content is protected !!