Pie chart/graph – biểu đồ hình tròn hay biểu đồ dạng bánh
Là dạng biểu đồ hình tròn dùng để phân tích hoặc so sánh ở mức độ tổng thể, trong đó có những phần khác nhau và mỗi phần thường có một màu riêng biệt. Mỗi phần biểu diễn số liệu (thường ở dạng phần trăm) cho một hạng mục nào đó, tên các hạng mục với màu của chúng thường được liệt kê bên cạnh. Phần màu càng lớn thì số liệu càng lớn và ngược lại.
Trong đề thi Ielts task 1 chúng ta có thể gặp đề có 1 chart (ít gặp)
Hoặc cũng có thể gặp đề có hơn 1 chart
Dạng câu hỏi này sẽ kiểm tra chúng ta về khả năng:
– Miêu tả khách quan thông tin trong biểu đồ
– So sánh: giữa các hạng mục hoặc các biểu đồ
– Sử dụng ngôn ngữ phù hợp : Với dạng Pie chart chúng ta phải sử dụng ngôn ngữ dạng phần trăm để miêu tả
1. Bố cục bài viết
Chúng ta vẫn sử dụng bố cục chung của bài viết Writing Task 1 cho dạng câu hỏi này là: Introduction, overview, detail 1, detail 2.
Các bạn xem hướng dẫn chung cho các bài viết Task 1 tại ĐÂY nhé.
2. Phân tích biểu đồ
Việc quan trọng đầu tiên để làm bài luôn là phân tích biểu đồ, tìm ra những điểm chính hay nhóm tương đồng… để đưa vào bài viết.
Trước hết cần đọc kỹ câu hỏi vì nó sẽ cho chúng ta những thông tin và định hướng làm bài. Thêm nữa là chúng ta sẽ sử dụng nó để viết cho phần Introduction. Những điểm cần lưu ý ở đây là:
– Các mốc thời gian đưa ra ở các biểu đồ: mốc ở quá khứ hay ở tương lai, các biểu đồ nêu dữ liệu cho chu kỳ bao lâu…. Dựa vào những mốc thời gian này để chúng ta sử dụng thì cho đúng cũng như tránh việc viết sai về chu kỳ so sánh.
– Địa điểm của các biểu đồ: có thể mỗi biểu đồ sẽ biểu diễn dữ liệu của một khu vực cụ thể như tỉnh, thành phố, quốc gia….
– Đơn vị đo lường: thường là tuổi, số, phần trăm….. (đôi khi biểu đồ có số liệu là các con số nhưng chúng ta vẫn có thể chuyển thành phần trăm để miêu tả, chúng ta cần nhớ rằng toàn bộ hình tròn là 100%. Vd trong biểu đồ cho 3 dữ liệu 33, 51, 16 thì chúng ta có thể chuyển thành 33%, 51%, 16% hoặc khoảng 30%, 50%, 20%)
Sau đó các bạn hãy xem kỹ những phần sau của biểu đồ:
– Lớn nhất
– Nhỏ nhất
– Phần nào tăng lên ở biểu đồ kia
– Phần nào giảm xuống ở biểu đồ kia
– Phần nào không thay đổi
– Những phần có ở biểu đồ này nhưng không có ở biểu đồ kia và ngược lại
– Đặc điểm nổi bật
– Xu hướng nổi bật
– Nhóm đối tượng tương đồng và ngoại lệ
Bây giờ chúng ta sẽ dựa vào những điểm nêu trên để phân tích biểu đồ ví dụ thứ 3 ở trên nhé.
– Nhìn vào đề bài chúng ta sẽ phải để ý đến những thông tin: nhóm tuổi, Yemen và Italy, năm 2000 và 2050. Những thông tin này chắc chắn sẽ phải đưa vào trong bài viết.
– Lớn nhất: Năm 2000, Yemen 0-14 và 15-59 (2 nhóm gần bằng nhau), Italy 15-59. Năm 2050, Yemen 15-59, Italy 15-59 và trên 60 (2 nhóm gần bằng nhau).
– Nhỏ nhất: Năm 2000 và 2050, Yemen trên 60, Italy 0-14
– Phần tăng lên: Yemen 15-59 và trên 60, Italy trên 60
– Phần giảm xuống: Yemen 0-14, Italy 15-59 và 0-14
– Phần không thay đổi: không có
– Đặc điểm nổi bật: Italy có dân số già hơn Yemen
– Xu hướng nổi bật: chúng ta thấy 2 nước đều tăng lên ở nhóm lớn tuổi vào năm 2050, suy ra dân số già đi
– Nhóm tương đồng: nhóm trên 60 tăng lên ở cả 2 nước, nhóm 0-14 giảm đi ở cả 2 nước.
3. Cấu trúc ý
Cũng giống các dạng câu hỏi khác, Pie chart có rất nhiều cách để viết. Có thể viết theo hướng:
– Viết theo các điểm tương đồng giữa hai nước. Ví dụ này là 1 đoạn detail cho tăng lên, 1 đoạn detail cho giảm xuống.
– Hoặc viết miêu tả cả hai nước ở từng mốc thời gian cụ thể. Ở ví dụ này là 1 đoạn cho năm 2000 và 1 đoạn cho năm 2050
– Hoặc cũng có thể viết mỗi nước 1 đoạn detail trong đó có lồng sự so sánh giữa các nước.
Với biểu đồ minh họa chúng ta đã làm trên thì viết theo cách thứ 2 có vẻ dễ dàng hơn.
4. Introduction
Chúng ta chỉ đơn giản là dựa vào câu hỏi và paraphrase lại.
Ví dụ biểu đồ 3
Câu hỏi: “The charts below give information on the ages of the populations of Yemen and Italy in 2000 and projections for 2050.”
Introduction: The pie charts compare the proportions of people falling into three distinct age groups in Yemen and Italy in two different years.
The charts = The pie charts
Give information = compare the proportion
The population = people
The ages = three distinct age groups
In 2000 and 2050 = in two different years
5. Overview
Chúng ta sẽ nêu lên bức tranh tổng quan của biểu đồ trong 1 – 2 câu, thường là những điểm nổi bật dễ nhận biết nhất khi nhìn vào biểu đồ.
Ví dụ biểu đồ 3, chúng ta đã tìm ra 2 đặc điểm nổi bật là
– Italy có dân số già hơn Yemen
– Cả 2 nước đều có dân số già đi ở năm 2050.
Đoạn văn tổng quát sẽ như sau.
It is clear that Italy had the older population in the year 2000, and that the same is predicted for the year 2050. The populations of both countries are expected to age over the fifty-year period.
6. Hai đoạn ‘Detail’
Chúng ta sẽ đưa các thông tin cần lưu ý đã tìm ra ở bước phân tích biểu đồ vào 2 đoạn văn chi tiết này, mỗi đoạn từ 2 – 4 câu.
Lưu ý:
– Chúng ta phải nêu các thông tin vào bài viết một cách rõ ràng, mạch lạc, logic. Đây là lý do mà chúng ta cần phải có cấu trúc ý cho bài viết trước để tránh tình trạng lộn xộn trong bài.
– Trong viết task 1 nói chung và Pie chart nói riêng, chúng ta không chỉ đơn thuần miêu tả từng biểu đồ. Các bạn hãy lồng vào sự so sánh giữa các nhóm và các hạng mục với nhau, điều này sẽ giúp cho bài viết trở nên dễ đọc, dễ hiểu, và giúp đạt điểm số cao.
Ví dụ biểu đồ 3 sẽ viết theo cấu trúc ý thứ 2 mà cô đã nêu ở trên
In the year 2000, just over half of the population of Yemen was aged 14 or under, while most Italians (61.6%) fell into the 15 to 59 age group, and only 14.3% were children under 15 years of age. People aged 60 or over accounted for almost a quarter of the Italian population, but only 3.6% of the inhabitants of Yemen.
By 2050, the proportion of children under 15 is predicted to drop in both countries, most noticeably in Yemen where the figure is expected to fall by 13.1%. On the other hand, the figures for elderly people are expected to rise, by 2.1% in Yemen and a massive 18.2% in Italy. Finally, it is anticipated that the 15 to 59 age group will grow by around 10% in Yemen, but shrink by around 15% in Italy.
Chúng ta có thể thấy rõ các điểm đã tìm ra trong phần phân tích biểu đồ cùng với số liệu cụ thể của chúng đã được đưa vào bài viết ở các phần gạch chân.
Ngoài việc miêu tả số liệu, bài viết còn có lồng sự so sánh và tương phản giữa 2 nước. Các bạn có thể thấy rõ các từ ngữ dùng để so sánh, tương phản được in nghiêng trong bài.
7. Ngôn ngữ, cấu trúc câu
Lưu ý một số điểm chính về ngôn ngữ được sử dụng.
– In the year 2000 vs By 2050, các giới từ này tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa khác nhau. In the year 2000 sử dụng với past simple “was” : xảy ra trong năm 2000, by 2050: tăng dần từ trước đến hết 2050 (2000 – 2050).
– Động từ và cụm từ để miêu tả: represent, occupy, constitute, account for or make up đứng trước các phần trăm hay con số: vd: People aged 60 or over accounted for almost a quarter of the Italian population ; The demand of everyday life makes up 21% of the total need of paper.
– 50 vs fifty : trong bài viết task 1 chúng ta có thể sử dụng con số hoặc viết số. Vd: age over the fifty-year period = over the 50 year period.
– % vs percent: chúng ta có thể sử dụng biểu tượng trong bài viết task 1 như %, $….. 50% = fifty percent.
– Percent – đứng sau 1 con số
E.g.
More than 25% of the students are from Vietnam.
More than 25 percent of the students come from Vietnam.
– Percentage – thường đứng sau những từ the, a, this, that và cũng hay đứng sau những tính từ như small, big…
E.g.
A small percentage of students have lived on the campus for more than 2 years.
The percentage of workers who live in the building has fallen sharply since the fire.
– Nếu trong câu bắt đầu bằng một con số, các bạn nên viết bằng chữ thay vì viết số.
E.g.
Wrong: 25 workers were from UK.
Right: Twenty-five workers were from UK.
– Đa dạng cách sử dụng từ ngữ
“the proportion of…” or “the percentage of…”
A large number of people
over a quarter of people
a small minority
around 10%
A significant number of people
less than a fifth
almost a quarter of
just over half of
most Italians (61.6%) fell into
– Thay đổi phần trăm thành phần hoặc tỉ lệ
– Nếu các số phần trăm không chính xác như bảng trên, chúng ta có thể miêu tả như sau
– Một số mẫu cấu trúc câu thường dùng để viết trong task 1
+ Miêu tả 1 phần của biểu đồ
+ Miêu tả 2 phần của biểu đồ
Ngoài những điểm lưu ý chính ở trên, dạng câu hỏi này có cùng ngôn ngữ sử dụng giống các dạng bar, line, table.
Nếu chưa biết các bạn xem tại ĐÂY nhé (phần cuối bài).
Bài hướng dẫn này bao gồm các tài liệu mình tổng hợp trên Internet với các nguồn chính là Ieltsbuddy.com, Ielts-exam.net, dcielts.com, ielts-simon.com (bài viết)….
Mình mong rằng các bạn sẽ học hỏi được những điều bổ ích từ kiến thức của các bậc thầy hàng đầu thế giới để luyện tập và đạt được điểm thi cao.
With love & passion
P/s: Ngoài những bài giảng online cho người tự học Ielts, nếu muốn học kỹ và chất lượng hơn với các lớp học ít người, học phí thấp các bạn có thể tham gia các lớp luyện thi Ielts offline trên đường Nguyễn Trãi – Hà Nội của mình nhé.
CÁC KHÓA HỌC OFFLINE CỦA Ms. NGÂN HOA
Hướng dẫn các kỹ năng Ielts: