[Ielts writing task 1] Line Graphs – Hướng dẫn làm bài chi tiết

 

Dạng câu hỏi Line graphs là khá phổ biến trong Ielts writing Task 1. Nó đòi hỏi chúng ta cần có một lượng kiến thức nhất định về từ vựng và chiến thuật làm bài để có thể đạt được điểm cao.

Bài này mình sẽ cung cấp các em một số tips và kiến thức để các bạn học hỏi và luyện tập cho dạng câu hỏi này.

 

1. Line graphs – Biểu đồ đường

Chắc hầu hết các bạn đã biết thế nào là Line graphs rồi nhưng ở đây mình giới thiệu lại để bạn nào chưa biết thì nắm được nhé

Line graphs là dạng biểu đồ trong đó có chứa một hoặc một số đường, mỗi đường biểu diễn cho sự thay đổi của một yếu tố nào đó qua nhiều mốc trong một khoảng thời gian (có thể là tuần, tháng, năm, thập kỷ…). Nhiệm vụ của thí sinh là viết một đoạn văn ít nhất 150 từ để miêu tả thông tin hiển thị trong biểu đồ mà không nêu quan điểm của mình trong bài viết.

Một số biểu đồ ví dụ:

Bài viết Task 1 nhằm mục đích kiểm tra khả năng ngôn ngữ của các bạn về:

– Miêu tả những thông tin được cung cấp

– Miêu tả biểu đồ một cách khách quan (không lồng vào quan điểm của người viết)

– Khả năng sử dụng ngôn ngữ phù hợp, chuẩn xác để miêu tả

Về bố cục bài viết cũng như cách viết từng phần cho một bài Writing Task 1 nói chung, mình đã hướng dẫn rất chi tiết trong bài viết trước. Các bạn xem bài viết tại ĐÂY nhé.

Bài này mình sẽ nhắc lại các ý chính và cung cấp các kỹ thuật cùng với kiến thức cần thiết cho từng phần để làm dạng câu hỏi này.

 

2. Bố cục bài viết:

Như mình đã đề cập trong bài Hướng dẫn viết Ielts writing Task 1, bố cục phổ biến của một bài Task 1 sẽ bao gồm những phần sau

  • Introduction
  • Overview
  • Detail 1
  • Detail 2

 

3. Đọc hiểu biểu đồ

Như trong bài Hướng dẫn viết Ielts writing Task 1, việc tối quan trọng mà chúng ta cần làm đầu tiên là dành thời gian cho việc xem kỹ và hiểu rõ biểu đồ nói lên điều gì, rồi sau đó mới bắt tay vào viết ‘Instruction’. Hai việc này chúng ta làm tối đa trong 5 phút.

Các bạn chỉ có thể viết bài tốt khi hiểu kỹ biểu đồ nói về cái gì với thông tin chi tiết mà các đường biểu diễn. Việc này đặc biệt quan trọng vì nó giúp các bạn định hình/cấu trúc ý cho bài viết của mình. Khi xem các bạn nên để ý đến các thời điểm với số liệu cụ thể của chúng ở các mốc bắt đầu, kết thúc, cao nhất, thấp nhất, tăng/giảm đột ngột, và xu hướng chung của các đường biểu diễn. Các bạn sẽ biết rõ hơn về sự quan trọng của việc này khi xem hướng dẫn từng phần cụ thể bên dưới đây.

 

4. Instruction:

Để viết ‘Instruction’ các ebạn hãy sử dụng 1 – 2 câu miêu tả cho người đọc biết là biểu đồ này nói lên điều gì như, khoảng thời gian, địa điểm, cái gì được mô tả… Một phương pháp hữu ích cho việc viết Instruction là các bạn hãy ‘paraphrase’ lại ý chính của tiêu đề/câu hỏi.

 

Các bạn xem thử phần mở bài mẫu của biểu đồ thứ 3 ở trên nhé.

Tiêu đề: “The line graph below shows changes in the amount and type of fast food consumed by Australian teenagers from 1975 to 2000.”

Paraphrase thành: The line graph illustrates the amount of fast food consumed by teenagers in Australia between 1975 and 2000, a period of 25 years.

 

Các bạn có thể thấy câu này giống như câu trên nhưng khác cách diễn tả phải không nào, và nó cũng đã nêu rõ khoảng thời gian, địa điểm, và cái mà biểu đồ miêu tả.

 

5. Overview

Chúng ta dùng 1 – 2 câu cho phần này để nêu lên bức tranh tổng quan của biểu đồ. Ở phần này chúng ta không nên nêu những con số cụ thể mà hãy để việc đó cho phần Detail. Các bạn hãy nêu ra những thông tin mang tính chất tổng quan như sự thay đổi tổng thể, đạt cao nhất/hơn, thấp nhất/hơn mà không cần đưa con số cụ thể vào.

Thông thường chúng ta sẽ nhóm những thông tin trong biểu đồ thành 2 nhóm tương đồng có cùng xu hướng hoặc sự thay đổi. Các đường biểu diễn thông tin đã thay đổi như thế nào từ điểm bắt đầu cho đến điểm kết thúc. Và các bạn hãy xem có những xu hướng chung nào cho các đường biểu diễn không (ví dụ tăng lên, giảm xuống, không thay đổi….). Sau đó các bạn có thể nêu một cách tổng quan 2 nhóm này trong phần overview.

 

Các bạn xem minh họa qua biểu đồ thứ 3 để hiểu rõ hơn nhé:

Chúng ta có thể thấy điểm nổi bật trong biểu đồ là có 1 đường đi xuống rõ rệt, trong khi 2 đường kia thì tăng, do đó đây có thể là một ý tổng quan tốt.

 

Câu mẫu:

Overall, the consumption of fish and chips declined over the period, whereas the amount of pizza and hamburgers that were eaten increased.

Câu này đã biểu thị được toàn bộ những thay đổi hay xu hướng được biểu thị trong biểu đồ.

 

Đôi khi các bạn có thể thấy phần tổng quan này khá giống với một kết luận. Do đó có thể để phần ‘Overview’ này ở ngay sau phần Instruction hay cuối bài cũng được, nhưng hãy nhớ là bài viết của các bạn phải có nó ở 1 trong 2 vị trí trên.

 

6. Miêu tả chi tiết ở hai đoạn Detail:

Như đã nêu ở trên, để cấu trúc ý cho 2 đoạn Detail này, các bạn hãy tìm ra các điểm tương đồng của các dữ liệu như xu hướng thay đổi của chúng (tăng lên, giảm xuống, không thay đổi…). Sau đó nhóm chúng vào làm hai nhóm thông tin để miêu tả trong 2 đoạn văn. Mỗi đoạn có 3 – 4 câu miêu tả cho một nhóm thông tin.

 

Các bạn lưu ý một số điều khi viết phần Detail này như sau:

  • Nhớ đưa các dữ liệu chi tiết như con số cụ thể vào khi miêu tả (ví dụ như đạt điểm cao nhất là…., thấp nhất là…., đạt đến…, …)
  • Không miêu tả từng đường biểu diễn hay nhóm thông tin một cách riêng biệt mà các bạn hãy lồng thêm sự so sánh giữa các đường/nhóm với nhau. Có thể so sánh chúng tại các điểm nổi bật như bắt đầu, cuối cùng, cao nhất, thấp nhất….
  • Khi biểu đồ biểu thị nhiều mốc thời gian hoặc con số, chắc chắn là các bạn sẽ không thể đề cập hết chúng trong bài viết. Khi đó các bạn hãy tập trung vào miêu tả hay so sánh những mốc nổi bật như bắt đầu, cuối cùng, cao nhất, thấp nhất, tăng/giảm đột ngột, xu hướng của chúng… Một số giáo viên nổi tiếng thường lựa chọn khoảng 6 – 7 thông tin chính để miêu tả và so sánh trong bài viết của họ.
  • Hãy bắt đầu cho phần Detail (đoạn 3) bằng sự so sánh giữa các đường biểu diễn tại mốc bắt đầu trong biểu đồ (ví dụ: in 1990, the number of…)
  • Các bạn hãy sử dụng thì quá khứ đơn (increased, fell..) để miêu tả thông tin của các năm đã qua và sử dụng “will” hay “is expected/predicted to…” cho những mốc thời gian trong tương lai (những năm chưa đến).
  • Hết sức cẩn thận khi sử dụng các thể bị động (vd: the number was increased), tiếp diễn (vd: the number was increasing) hay hiện tại hoàn thành (vd: the number has increased).
  • Không dành quá 20 phút cho bài viết Task 1 vì bài Task 2 sẽ có nhiều điểm hơn. Các bạn hãy luyện tập dành 5 phút cho mỗi phần khi viết bài như mình đã nêu trong bài Hướng dẫn viết Ielts writing Task 1.

 

Để hiểu rõ hơn chúng ta quay lại biểu đồ thứ 3 nhé.

Việc đầu tiên là tìm ra hai nhóm thông tin chính để miêu tả. Hai nhóm này sẽ tìm ra bởi điểm tương đồng và khác nhau giữa các đường biểu diễn.

Giống như đã nêu trong phần Overview, sự tiêu thụ của fish và chips đều giảm rõ rệt, trong khi pizza và hamburger thì tăng. Do đó, rõ ràng là pizza và hamburger là 2 dữ liệu thông tin giống nhau, nhưng fish và chips thì lại khác. Với cơ sở này chúng ta sẽ sử dụng chúng như những nhóm riêng biệt để viết. Một đoạn cho pizza và hamburger, đoạn khác cho fish và chips.

Trong biểu đồ chúng ta cũng thấy rõ số liệu cụ thể ở các điểm đặc biệt là bắt đầu, kết thúc, gấp khúc thay đổi, xu hướng của các đường như sau:

  • Năm 1975 Fish & Chip đạt mức tiêu thụ là 100 lần, trong khi Pizza & Hamburger chỉ ở mức nhỏ lớn hơn 0 một chút (khoảng 5 lần).
  • Fish & Chip giảm đều đều ngoại trừ một khoảng tăng ngắn ở năm 1980 – 1985, và số lần được tiêu thụ của nó ở thời điểm cuối cùng (năm 2000) là khoảng 40 lần.
  • Số lần tiêu thụ của Pizza & Hamburgers thì lại tăng đều.
  • Pizza vượt Fish & Chip vào năm 1990, sau đó không thay đổi trong khoảng 1995 – 2000.
  • Hamburgers tăng mạnh trong khoảng những năm 1975 – 1980, vượt qua Fish & Chip vào khoảng 1985, đạt mức 100 lần ở thời điểm cuối cùng là năm 2000.

 

Và bây giờ chúng ta xem những thông tin chi tiết này được đưa vào 2 đoạn ‘Detail’ như thế nào nhé.

In 1975, the most popular fast food with Australian teenagers was fish and chips, being eaten 100 times a year. This was far higher than Pizza and hamburgers, which were consumed approximately 5 times a year. However, apart from a brief rise again from 1980 to 1985, the consumption of fish and chips gradually declined over the 25 year timescale to finish at just under 40 times per year.

In sharp contrast to this, teenagers ate the other two fast foods at much higher levels. Pizza consumption increased gradually until it overtook the consumption of fish and chips in 1990. It then leveled off from 1995 to 2000. The biggest rise was seen in hamburgers, increasing sharply throughout the 1970’s and 1980’s, exceeding fish and chips consumption in 1985. It finished at the same level that fish and chips began, with consumption at 100 times a year.

 

Các bạn có thể thấy rõ là các số liệu cụ thể của những mốc nổi bật đã được nêu ra cùng xu hướng của các đường biểu diễn. Mỗi đoạn miêu tả một nhóm riêng biệt (đoạn 1 có một câu nêu lên Pizza và hamburgers nhưng chỉ để so sánh chứ không miêu tả). Trong 2 đoạn văn trên chúng ta cũng đã thấy rõ sự so sánh giữa hai nhóm (far higher than, in sharp contrast), chứ không chỉ đơn thuần là miêu tả mỗi nhóm riêng biệt trong một đoạn Detail.

Sau khi viết xong bài các bạn nhớ kiểm tra lỗi qua các điểm như mình đã nêu trong bài Hướng dẫn viết Ielts writing Task 1 nhé.

 

7. Các điểm ngữ pháp và từ vựng cần lưu ý cho dạng câu hỏi này:

– Đa dạng ngôn ngữ, tránh sự trùng lặp lại khi viết. Các bạn cần tránh viết câu kiểu thế này nhé “The number of cases of X disease started at 50 in 1965 and then went up to 200 in 1970 and then went up to 500 in 1980 and then went down to zero in 1990.”

 

– Miêu tả xu hướng: có 3 xu hướng chung đó là tăng, giảm, không thay đổi. Chúng ta có thể dùng rất nhiều động từ hoặc danh từ để miêu tả chúng.

Vd: Dùng verb: Unemployment levels fell hoặc dùng noun: There was a fall in unemployment levels

 

XU HƯỚNG

Verbs Nouns

TĂNG

 
 
  Rose (to)   A rise
Increased (to) An increase
Went up (to) Growth
Climbed (to) An upward trend
Boomed A boom (a dramatic rise)
   
   

GIẢM

 
 
Fell (to) A decrease
Declined (to) A decline
Decreased (to) A fall
Dipped (to) A drop
Dropped (to) A slump (a dramatic fall)
Went down (to) A reduction
Slumped (to)  
Reduced (to)  
   

KHÔNG THAY ĐỔI

 
 
Levelled out (at) A levelling out
Did not change No change
Remained stable (at)  
Remained steady (at)  
Stayed constant (at)  
Maintained the same level  
   
  Fluctuated (around) A fluctuation
Peaked (at) Reached a peak (of)
Plateaued (at) Reached at plateau (at)
Stood at (sử dụng cụm này khi tập trung miêu tả một điểm trước khi đề cập đến sự thay đổi, vd: In the first year, unemployment stood at … )  

 

– Đôi khi chúng ta cũng cần sử dụng trạng từ và tính từ để miêu tả rõ hơn cho sự thay đổi hoặc xu hướng.

Vd: There has been a slight increase in the value of the dollar (mức độ thay đổi)

Unemployment fell rapidly last year (tốc độ thay đổi)

Các bạn cần nhớ là chúng ta sử dụng tính từ bổ ngữ cho danh từ (a slight increase) và trạng từ bổ ngữ cho động từ nhé (to increase slightly).

       Describing the degree of change
Adjectives Adverbs
dramatic dramatically
sharp sharply
huge  
enormous enormously
steep steeply
substantial substantially
considerable considerably
significant significantly
marked markedly
moderate moderately
slight slightly
small  
minimal minimally
   
     Describing the speed of change
Adjectives Adverbs
rapid rapidly
quick quickly
swift swiftly
sudden suddenly
steady steadily
gradual gradually
slow slowly

– Từ vựng miêu tả sự tương đối: đôi khi chúng ta cần sử dụng những từ biểu thị sự tương đối/khoảng để diễn tả những điểm ở giữa hai mốc trong biểu đồ. Các bạn tham khảo các từ vựng sau nhé.

just under, well under, roughly, approximately, about, just over, well over, nearly

 

– Một số cụm từ để giới thiệu biểu đồ hay được dùng:

+ The graph shows / indicates / depicts / illustrates

+ From the graph it is clear

+ It can be seen from the graph

+ As can be seen from the graph,

+ As is shown / illustrated by the graph,

Vd: The graph shows the percentage of children using supplements in a place over a year.

 

– Cụm từ miêu tả thời gian:

over the next… / for the following… (for the following two months… over the next six months…)

from … to / between … and (from June to August… between June and August…)

during (during the first three months…)

 

– Miêu tả số phần trăm – Percent: chúng ta có thể dùng 10% hoặc 10 percent, danh từ của nó là percentage. The percentage of children using supplements. NOT The percent of children…

 

– Lưu ý sử dụng giới từ by – to: các bạn xem ví dụ để học cách viết nhé

The rate of unemployment rose to 12% in 2010.

The rate of unemployment rose by 5% in 2010.

 

– Lưu ý sử dụng giới từ in – of: in dùng để miêu tả thay đổi của  một cái gì đó, of dùng miêu tả thay đổi về con số và số lượng.

There was a rise in the rate of unemployment

There was a rise of 5% in the rate of unemployment.

 

Trên đây là những hướng dẫn bằng kiến thức mình tổng hợp và chắt lọc trên internet với sự xác thực tính chính xác và hữu ích qua kiến thức và kinh nghiệm giảng dạy củabản thân. Các nguồn chính là : ielts-simon.com, dcielts.com, ieltsbuddy.com….

Hy vọng kiến thức mình chia sẻ sẽ hữu ích cho các bạn trong luyện tập và làm bài thi.

With love & passion

P/s: Ngoài những bài giảng online, nếu muốn học kỹ và chất lượng hơn với các lớp học ít người, học phí thấp các bạn có thể tham gia các lớp luyện thi Ielts offline trên đường Nguyễn Trãi – Hà Nội của mình nhé.

 

CÁC KHÓA HỌC OFFLINE CỦA Ms. NGÂN HOA

 

Hướng dẫn các kỹ năng Ielts:

Ielts Writing

Ielts Speaking

Ielts Reading

Ielts Listening

Hướng dẫn chung về Ielts

 

Ngữ pháp

Luyện thi tốt nghiệp THPT & ĐH



Leave a Reply

KHAI GIẢNG CÁC LỚP THÁNG 9

Ielts – Ngân Hoa Facebook

Chat trực tiếp Ms.Ngân Hoa qua Fb (click ảnh)

Categories

KHAI GIẢNG LỚP IELTS

HỌC ONLINE VỚI Ms. NGÂN HOA

error: Content is protected !!