Cam 7, Test 1, Reading Pas 3 – Dịch tiếng Việt – Educating Psyche


Cambridge Ielts 7 – Test 1 – Passage 3

Educating Psyche



———————————-

DỊCH TIẾNG VIỆT



Do chưa có thời gian làm nên bài dịch tạm được lấy nguồn từ trang  http://www.tonyenglish.vn/ để phục vụ người tự học.
Ielts Ngân Hoa đang tiến hành hoàn thiện các bài dịch bao gồm bảng từ vựng và giải thích đáp án dần. Các bạn xem các bài làm đầy đủ do Ielts-Ngân Hoa làm Tại Đây.


Dù có cố gắng đến đâu, bài dịch vẫn có thể có sai sót. Rất hoan nghênh sự góp ý của các bạn qua mục comment cuối bài.

 

Educating Psyche

Giáo dục tinh thần

 

Educating Psyche by Bernie Neville is a book which looks at radical new approaches to learning, describing the effects of emotion, imagination and the unconscious on learning. One the theory discussed in the book is that proposed by George Lozanov, which focuses on the power of suggestion. Educating Psyche của Bernie Neville là một cuốn sách xem xét các cách tiếp cận hoàn toàn mới cho việc học, mô tả những ảnh hưởng của cảm xúc, trí tưởng tượng và tiềm thức đối với việc học. Một lý thuyết được thảo luận trong cuốn sách này được đề xuất bởi George Lozanov là việc tập trung vào sức mạnh của ám thị.
   
Lozanov’s instructional technique is based on the evidence that the connections made in the brain through unconscious processing (which he calls non-specific mental reactivity) are more durable than those mad through conscious processing. Besides the laboratory evidence for this, we know from our experience that we often remember what we have perceived peripherally, long after we have forgotten what we set out to learn if we think of a book we studied months or years ago, we will find it easier to recall peripheral details. The colour, the binding, the typeface, the table at the library where we sat while studying it than the content on which were concentrating If we think of a lecture we listened to with great concentration, we will recall the lecturer’s appearance and mannerisms, our place in the auditorium, the failure of the air-conditioning, much more easily than the ideas we went to learn. Even if these peripheral details are a bit elusive, they come back readily in hypnosis or when we relive the event imaginatively, as in psychodrama. The details of the content of the lecture, on the other hand, seem to have gone forever. Kỹ thuật giảng dạy của Lozanov dựa trên bằng chứng cho thấy các kết nối được thực hiện trong não bộ thông qua quá trình xử lý vô thức (mà ông gọi là phản ứng tinh thần không cụ thể) bền bỉ hơn so với những gì được thực hiện thông qua xử lý có ý thức. Bên cạnh các bằng chứng trong phòng thí nghiệm cho điều này, chúng ta biết từ kinh nghiệm rằng chúng ta thường ghi nhớ những gì chúng ta lĩnh hội thứ yếu, một thời gian dài sau khi quên mất những gì chúng ta cố ý học. Nếu chúng ta nghĩ về một cuốn sách mà chúng ta đã học nhiều tháng hay nhiều năm trước, chúng ta sẽ dễ dàng nhớ lại các chi tiết bên ngoài – màu sắc, bìa sách, kiểu chữ, bảng trong thư viện nơi chúng ta ngồi trong khi đang học – hơn là nội dung mà chúng ta đã tập trung vào. Nếu chúng ta nghĩ đến một bài giảng mà chúng ta đã nghe với sự tập trung cao độ, chúng ta sẽ nhớ lại diện mạo và phong cách riêng của giảng viên, vị trí ngồi của chúng ta tại giảng đường, máy lạnh bị mất điện, dễ dàng hơn rất nhiều so với những ý mà chúng ta đã học. Thậm chí nếu những chi tiết thứ yếu này có chút khó nắm bắt, chúng quay lại một cách dễ dàng trong thuật thôi miên hoặc khi chúng ta hồi tưởng lại sự kiện theo trí tưởng tượng, tương tự như trong liệu pháp tâm kịch (liệu pháp tâm thần kịch-Psychodrama Therapy). Mặt khác, các chi tiết của nội dung bài giảng dường như đã biến mất mãi mãi.
   
This phenomenon can be partly attributed to the common counterproductive approach to study (making extreme efforts to memorize, tensing muscles, inducing fatigue), but it also simply reflects the way the brain functions. Lozanov, therefore, made indirect instruction (suggestion) central to his teaching system. In suggestopedia, as he called his method, consciousness is shifted away from the curriculum to focus on something peripheral. The curriculum then becomes peripheral and is delta with by the reserve capacity of the brain. Hiện tượng này một phần có thể được cho là do phương thức phản tác dụng phổ biến đối với việc học (cố gắng hết sức để ghi nhớ, làm căng cơ, gây ra mệt mỏi), nhưng nó cũng chỉ đơn giản là phản ánh cách não hoạt động. Lozanov vì thế đã đưa ra hướng dẫn gián tiếp (gợi ý) trung tâm cho hệ thống giảng dạy của mình. Trong phương pháp Suggestopedia, như cách ông gọi phương pháp của mình, ý thức được chuyển khỏi chương trình giảng dạy để tập trung vào một cái gì đó thứ yếu. Chương trình giảng dạy sau đó trở nên thứ yếu và được giải quyết bởi năng lực dự trữ của não.
   
The suggestopedic approach to foreign language learning provides a good illustration. In its most recent variant (1980), it consists of the reading of vocabulary and text while the class is listening to music. The first session is in two parts. In the first part, the music is classical (Mozart, Beethoven, Brahms) and the teacher reads the text slowly and solemnly, with attention to the dynamics of the music. The students follow the text in their books. This is followed by several minutes of silence. In the second part, they listen to baroque music (Bach, Corelli, Handel) while the teacher reads the text in a normal speaking voice During this time they have their books closed During the whole of this session, their attention is passive;.. they listen to the music but make no attempt to learn the material. Phương pháp tiếp cận suggestopedic để học ngoại ngữ cung cấp một sự minh họa tốt. Trong biến thể gần đây nhất (1980), nó bao gồm việc đọc từ vựng và văn bản trong khi lớp học đang nghe nhạc. Phiên đầu tiên có hai phần. Trong phần đầu tiên, loại âm nhạc cổ điển (Mozart, Beethoven, Brahms) và giáo viên đọc văn bản một cách chậm rãi và khoan thai, với việc chú tâm đến sự sôi nổi của âm nhạc. Các sinh viên theo dõi bài đọc trong sách của họ. Theo sau đó là vài phút im lặng. Trong phần hai, họ nghe nhạc “barốc” (Bach, Corelli, Handel) trong khi giáo viên đọc văn bản bằng giọng nói bình thường. Trong suốt thời gian này sách của họ được đóng lại. Trong suốt buổi của phiên này, sự chú tâm của họ là thụ động; Họ lắng nghe âm nhạc nhưng không cố gắng để học các tài liệu.
   
Beforehand, the students have been carefully prepared for the language learning experience. Through meeting with the staff and satisfied students they develop an expectation that learning will be easy and pleasant and that they will successfully learn several hundred words of the foreign language during the class. In a preliminary talk, the teacher introduces them to the material to be covered but does not ‘teach’ it. Likewise, the students are instructed not to try to learn it during this introduction. Trước đó, sinh viên đã được chuẩn bị cẩn thận cho các kinh nghiệm học ngôn ngữ. Thông qua cuộc gặp gỡ với nhân viên và các sinh viên đã hài lòng với phương pháp, họ đã kỳ vọng rằng việc học sẽ dễ dàng và dễ chịu hơn và họ sẽ thành công trong việc học hàng trăm từ vựng ngoại ngữ trong suốt buổi học. Trong một cuộc nói chuyện sơ bộ, giáo viên giới thiệu cho họ tài liệu được che lại, nhưng không “giảng dạy” nó. Tương tự như vậy, học sinh được hướng dẫn không cố gắng để học nó trong phần giới thiệu này. 
   
Some hours after the two-part session, there is a follow-up class at which the students are stimulated to recall the material presented. Once again the approach is indirect. The students do not focus their attention on trying to remember the vocabulary but focus on using the language to communicate (e.g. through games or improvised dramatizations). Such methods are not unusual in language teaching. What is distinctive in the suggestopedic method is that they are devoted entirely to assisting recall. The ‘learning’ of the material is assumed to be automatic and effortless, accomplished while listening to music. The teacher’s task is to assist the students to apply what they have learned paraconsciously, and in doing so to make it easily accessible to consciousness. Another difference from conventional teaching is the evidence that students can regularly learn 1000 new words of foreign language during a suggestopedic session, as well as grammar and idiom. Một vài giờ sau buổi học hai phần, có một lớp học tiếp theo nơi mà các học sinh được khuyến khích để nhớ lại các tài liệu đã được trình bày. Một lần nữa cách tiếp cận này là gián tiếp. Sinh viên không tập trung chú ý vào việc cố gắng nhớ từ vựng, mà chỉ tập trung vào việc sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp (ví dụ: thông qua các trò chơi hoặc diễn kịch ứng biến). Những phương pháp kiểu như thế không phải là bất thường trong việc giảng dạy ngôn ngữ. Những điểm đặc biệt trong phương pháp suggestopedic là chúng dành hoàn toàn thời gian để hỗ trợ cho việc nhắc nhớ lại. Việc tiếp thu tài liệu được cho là tự động và không cần nỗ lực, được thực hiện trong khi lắng nghe âm nhạc. Nhiệm vụ của giáo viên là hộ trợ sinh viên áp dụng những gì họ đã được học một cách vô thức, và việc thực hiện như vậy sẽ làm cho nó dễ dàng tiếp cận gần hơn với ý thức. Một khác biệt so với việc giảng dạy thông thường là bằng chứng cho thấy các sinh viên có thể đều đặn học 1000 từ mới của một ngoại ngữ trong một phiên học theo phương pháp suggestopedic, cũng như ngữ pháp và thành ngữ.
   
Lozanov experimented with teaching by direct suggestion during sleep, hpynossis and trance stages, but found such procedure unnecessary. Hypnosis, Yoga, Silva mind-control, religious ceremonies and faith healing are all associated with successful suggestion, but none of their techniques seems to be essential to it. Such rituals may be seen as placebos. Lozanov acknowledges that the ritual surrounding suggestion in his own system is also a placebo, but maintains that with such a placebo people are unable to or afraid to tap the reserve capacity of their brains. Like any placebo, it must be dispensed with authority to be effective. Just as a doctor calls on the full power of autocratic suggestion by insisting that patient takes precisely this white capsule precisely three times a day before meals, Lozanov is categoric in insisting that suggestopedic session be conducted exactly in that manner designated, by trained and accredited suggestopedic teachers. Lozanov đã thử nghiệm truyền đạt ám thị trực tiếp trong giấc ngủ, thôi miên và các trạng thái hôn mê, nhưng lại nhận thấy các quy trình như vậy là không cần thiết. Thôi miên, yoga, phương pháp kiểm soát tâm trí Silva, các nghi lễ tôn giáo và hàn gắn niềm tin tất cả đều liên kết với sự ám thị thành công, nhưng không có kỹ thuật nào của họ có vẻ là thiết yếu cho nó. Những nghi thức như vậy có thể được xem như là trấn an. Lozanov thừa nhận rằng các trình tự xung quanh việc ám thị trong hệ thống của mình cũng là một loại giả dược, nhưng xác nhận rằng nếu không có một loại giả dược như vậy mọi người sẽ không thể hoặc là lo sợ để khai thác năng lực dự trữ trong bộ não của họ. Giống như bất kỳ giả dược nào, nó phải được thực thi với người có thẩm quyền để có thể có hiệu lực. Giống như khi một bác sĩ kêu gọi toàn quyền của các đề xuất tự trị bằng cách nhấn mạnh bệnh nhân uống đúng viên nang trắng này một cách chính xác ba lần một ngày trước bữa ăn, Lozanov thẳng thừng nhấn mạnh rằng các buổi thảo luận suggestopedic được thực hiện chính xác theo cách được chỉ định, bởi các giáo sư suggestopedic và đã được đào tạo và được chứng nhận.
   
White suggestopedia has gained some notoriety through success in the teaching of modern languages, few teachers are able to emulate the spectacular results of Lozanov and his associates. We can, perhaps, attribute mediocre results to and inadequate placebo effect. The students have not developed the appropriate mindset. They are often not motivated to learn through this method. They do not have enough ‘faith’. They do not see it as ‘real teaching’, especially as it does not seem to involve the ‘work’ they have learned to believe is essential to learning. Trong khi phương pháp suggestopedia đã đạt được một số tiếng tăm thông qua thành công trong việc giảng dạy các ngôn ngữ hiện đại, rất ít giáo viên có thể mô phỏng những kết quả ngoạn mục của Lozanov và cộng sự của ông ấy. Vì thế chúng ta có thể quy cho những kết quả tầm thường do hiệu quả giả dược không đầy đủ. Các sinh viên đã không phát triển tư duy thích hợp. Họ thường không có động lực để học thông qua phương pháp này. Họ không có đủ ‘lòng tin”. Họ không coi đó là “giảng dạy thực sự”, đặc biệt là khi nó dường như không có liên quan đến ‘công việc’  họ từng nghiên cứu để nghĩ rằng điều đó là cốt yếu cho sự học.

 



Trên đây là bài dịch tiếng Việt của Cambridge 7, Test 1, Reading Passage 3 – Educating Psyche  được lấy nguồn từ trang  http://www.tonyenglish.vn/ để phục vụ người tự học.
Ielts Ngân Hoa đang tiến hành hoàn thiện các bài dịch bao gồm bảng từ vựng và giải thích đáp án dần. Các bạn xem các bài làm đầy đủ do Ielts-Ngân Hoa làm Tại Đây.


Dù có cố gắng đến đâu, bài dịch vẫn có thể có sai sót. Rất hoan nghênh sự góp ý của các bạn qua mục comment cuối bài.


Answer with explanation, highlighted vocabularies of Cambridge 7, Test 1, Reading Passage 3 – Educating Psyche

 

Cambridge IELTS 7: Test 2 – Reading Passage 1 – Answer explanation with keyword tables & Translation


Cambridge IELTS 7: Test 1 – Reading Passage 2 – Answer explanation with keyword tables & Translation

 


P/s: Ngoài những bài giảng online cho những người tự học tiếng Anh, Ielts, nếu muốn học kỹ và chất lượng hơn với các lớp học ít người, học phí thấp các bạn có thể tham gia các lớp luyện thi Ielts offline trên đường Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội do chính Ms. Ngân Hoa giảng dạy nhé.



Nếu có thắc mắc hoặc đóng góp thêm cho bài dịch và giải thích, bạn hãy comment bên dưới hoặc đặt câu hỏi trên Group FB dưới đây mà Ms. Ngân Hoa thường viết bài nhé.

This image has an empty alt attribute; its file name is image.png



CÁC KHÓA HỌC OFFLINE CỦA Ms. NGÂN HOA


Hướng dẫn các kỹ năng Ielts:

Ielts Writing

Ielts Speaking

Ielts Reading

Ielts Listening

Hướng dẫn chung về Ielts

Academic vocabularies


Ngữ pháp

Luyện thi tốt nghiệp THPT & ĐH



Leave a Reply

KHAI GIẢNG CÁC LỚP THÁNG 9

Ielts – Ngân Hoa Facebook

Chat trực tiếp Ms.Ngân Hoa qua Fb (click ảnh)

Categories

KHAI GIẢNG LỚP IELTS

HỌC ONLINE VỚI Ms. NGÂN HOA

error: Content is protected !!