Cam 8, Test 3, Reading Pas 2 – Dịch tiếng Việt – The nature of genius



Cambridge Ielts 8 – Test 3 – Passage 2


The nature of genius



———————————-

DỊCH TIẾNG VIỆT



Do chưa có thời gian làm nên bài dịch tạm được lấy nguồn từ trang  http://www.tonyenglish.vn/ để phục vụ người tự học.
Ielts Ngân Hoa đang tiến hành hoàn thiện các bài dịch bao gồm bảng từ vựng và giải thích đáp án dần. Các bạn xem các bài làm đầy đủ do Ielts-Ngân Hoa làm Tại Đây.


Dù có cố gắng đến đâu, bài dịch vẫn có thể có sai sót. Rất hoan nghênh sự góp ý của các bạn qua mục comment cuối bài.



The nature of genius

Bản chất của thiên tài

 

There has always been an interest in geniuses and prodigies. The word ‘genius’, from the Latin gens (= family) and the term ‘genius’, meaning ‘begetter’, comes from the early Roman cult of a divinity as the head of the family. In its earliest form, genius was concerned with the ability of the head of the family, the paterfamilias, to perpetuate himself. Gradually, genius came to represent a person’s characteristics and thence an individual’s highest attributes derived from his ‘genius’ or guiding spirit. Today, people still look to stars or genes, astrology or genetics, in the hope of finding the source of exceptional abilities or personal characteristics. Chúng ta luôn có một sự thích thú đặc biệt với các thiên tài và thần đồng. Từ “thiên tài” có phần gốc “gens” trong tiếng Latin có nghĩa là “gia đình”, và cụm từ “thiên tài” có nghĩa là “người sinh ra”, dựa trên nghi lễ tôn thờ người đứng đầu gia đình ở đế chế La Mã cổ đại. Trong hình thái nguyên thủy của mình, từ thiên tài được biết đến là những kỹ năng của người đứng đầu gia tộc, người lớn nhất trong gia đình, để tự duy trì bản thân mình. Dần dần, từ “thiên tài” được sử dụng để chỉ những đặc trưng của một người cũng như những đóng góp nổi bật nhất của một cá nhân trên cơ sở bản chất “thiên tài” hoặc tinh thần dẫn dắt của người đó. Ngày nay, người ta vẫn nghiên cứu các vì sao hoặc gen, chiêm tinh học hoặc di truyền học, nhằm tìm ra nguồn cội của những kỹ năng phi thường hay những đặc điểm cá nhân vượt trội.
   
The concept of genius and of gifts has become part of our folk culture, and attitudes are ambivalent towards them. We envy the gifted and mistrust them. In the mythology of giftedness, it is popularly believed that if people are talented in one area, they must be defective in another, that intellectuals are impractical, that prodigies burn too brightly too soon and burn out, that gifted people are eccentric, that they are physical weaklings, that there’s a thin line between genius and madness, that genius runs in families, that the gifted are so clever they don’t need special help, that giftedness is the same as having a high IQ, that some races are more intelligent or musical or mathematical than others, that genius goes unrecognised and unrewarded, that adversity makes men wise or that people with gifts have a responsibility to use them. Language has been enriched with such terms as ‘highbrow’, ‘egghead’, ‘blue-stocking’, ‘wiseacre’, ‘know-all’, ‘boffin’ and, for many, ‘intellectual’ is a term of denigration. Khái niệm thiên tài và năng khiếu đã trở thành một phần của bản sắc dân gian, và chúng ta luôn giữ một thái độ nước đôi đối với các khái niệm này. Chúng ta vừa ghen tị với những người có tài, lại vừa nghi ngờ họ. Trong các giai thoại về năng khiếu, người ta hay cho rằng khi một người thông thạo lĩnh vực này thì tất sẽ yếu kém ở lĩnh vực khác, trí tuệ là những điều không có thực, các thần đồng tỏa sáng nhanh rồi cũng chóng tàn, thiên tài là những người lập dị, có cơ thể yếu ớt, người ta còn cho rằng ranh giới giữa thiên tài và tâm thần là rất mỏng manh, bản chất thiên tài di truyền giữa các thành viên trong gia đình, những người có tài vì quá thông minh nên không cần ai giúp đỡ, có tài có nghĩa là có chỉ số IQ cao, một số chủng tộc có trí thông minh hoặc có thiên hướng về âm nhạc hay có khả năng toán học cao hơn các chủng tộc khác, các thiên tài không được tín nhiệm và không được trao thưởng, những nghịch cảnh sẽ khiến cho con người có trí khôn, những người có năng khiếu luôn có nghĩa vụ phải sử dụng tài năng của mình. Nhiều từ ngữ liên quan xuất hiện ngày càng nhiều trong hệ thống ngôn ngữ như “người trí thức”, “nhà trí thức”, “nữ sĩ”, “kẻ ta đây”, “biết tuốt”, “nhà nghiên cứu”, và đối với một số người, từ “trí thức” được xem là sự nhạo báng.
   
The nineteenth-century saw considerable interest in the nature of genius, and produced not a few studies of famous prodigies. Perhaps for us today, two of the most significant aspects of most of these studies of genius are the frequency with which early encouragement and teaching by parents and tutors had beneficial effects on the intellectual, artistic or musical development of the children but caused great difficulties of adjustment later in their lives, and the frequency with which abilities went unrecognised by teachers and schools. However, the difficulty with the evidence produced by these studies, fascinating as they are in collecting together anecdotes and apparent similarities and exceptions, is that they are not what we would today call norm-referenced. In other words, when, for instance, information is collated about early illnesses, methods of upbringing, schooling, etc., we must also take into account information from other historical sources about how common or exceptional these were at the time. For instance, infant mortality was high and life expectancy much shorter than today, home tutoring was common in the families of the nobility and wealthy, bullying and corporal punishment were common at the best independent schools and, for the most part, the cases studied were members of the privileged classes. It was only with the growth of paediatrics and psychology in the twentieth century that studies could be carried out on a more objective, if still not always very scientific, basis. Thế kỷ thứ 19 chứng kiến một sự quan tâm đáng kể về bản chất của thiên tài, và nó đã sản sinh ra rất nhiều công trình nghiên cứu về những thần đồng nổi tiếng. Cho đến hiện nay, có 2 trong số các phát hiện từ các công trình nghiên cứu thiên tài được xem là quan trọng nhất: một là tần suất mà cha mẹ và giáo viên thúc giục trẻ học tập từ sớm, điều này dẫn đến sự phát triển tốt về mặt trí tuệ, nghệ thuật hay âm nhạc cho trẻ nhỏ, tuy nhiên lại dẫn đến những khó khăn trong việc thích nghi với cuộc sống khi bọn chúng lớn lên, và hai là tần suất mà những khả năng này của trẻ nhỏ không được giáo viên hay trường học phát hiện. Tuy nhiên, khó khăn của các bằng chứng được tạo ra từ những nghiên cứu này, hấp dẫn như cái cách mà chúng được thu thập cùng với nhiều giai thoại cũng như những điểm tương đồng và khác biệt rõ ràng, là ở chỗ chúng không phải là thứ mà ngày nay chúng ta gọi là định mức tham chiếu. Nói cách khác, ví dụ như trong khi thu thập thông tin về tiền sử bệnh tật, phương pháp nuôi dạy, học tập,… thì chúng ta cũng cần phải xem xét đến những yếu tố lịch sử khác, xem xem ở thời điểm đó thì những yếu tố này có phổ biến không, có đặc biệt không. Ví dụ như, tỷ lệ chết ở trẻ sơ sinh là rất cao, tuổi thọ lại ngắn hơn so với ngày nay, giáo dục tại nhà là một phương pháp phổ biến trong những gia đình quý tộc và giàu có, bạo lực học đường và nhục hình là những cảnh tượng thường thấy ngay cả ở những ngôi trường dân chủ nhất, và thông thường, các trường hợp được xem xét đến hầu như đều đến từ các thành viên thuộc giai cấp cao trong xã hội. Chỉ đến thế kỉ thứ 20, khi mà nhi khoa và tâm lý học ngày càng phát triển thì các nghiên cứu mới có thể được thực hiện dựa trên nền tảng lý luận khách quan, tuy nhiên không phải lúc nào cũng được như vậy.
   
Geniuses, however, they are defined, are but the peaks which stand out through the mist of history and are visible to the particular observer from his or her particular vantage point. Change the observers and the vantage points, clear away some of the mist, and a different lot of peaks appear. Genius is a term we apply to those whom we recognise for their outstanding achievements and who stand near the end of the continuum of human abilities which reaches back through the mundane and mediocre to the incapable. There is still much truth in Dr Samuel Johnson’s observation, The true genius is a mind of large general powers, accidentally determined to some particular direction’. We may disagree with the ‘general’, for we doubt if all musicians of genius could have become scientists of genius or vice versa, but there is no doubting the accidental determination which nurtured or triggered their gifts into those channels into which they have poured their powers so successfully. Along the continuum of abilities are hundreds of thousands of gifted men and women, boys and girls. Dù đánh giá dưới góc độ nào đi nữa, các thiên tài là những đỉnh núi mọc xuyên suốt chiều dài lịch sử, và họ luôn luôn được người khác nhìn thấy dưới một cách nhìn cụ thể. Nếu chúng ta thay đổi người quan sát và góc độ quan sát đi, lại cố gắng xóa đi lớp sương mù, thì thêm những đỉnh cao khác lại xuất hiện. Thiên tài là một thuật ngữ dùng để chỉ những người mà chúng ta công nhận thông qua những thành tựu xuất sắc mà họ đạt được và họ là những người đạt đến cực điểm khả năng ở con người, với điểm cực còn lại nằm ở những công việc tay chân tầm thường và những người không có năng lực. Vẫn còn nhiều sự thật khác được phát hiện trong nghiên cứu của Tiến sĩ Samuel Johnson, đó chính là, thiên tài đích thực sở hữu một khối óc có năng lực chung ở nhiều lĩnh vực, và tình cờ những năng lực đó lại tập trung vào một hướng nhất định. Chúng ta có thể sẽ không đồng ý với khái niệm “năng lực chung”, chúng ta thường nghi ngờ rằng liệu các nhạc công thiên tài có thể đã trở thành một nhà khoa học lỗi lạc hoặc ngược lại, nhưng không nghi ngờ gì về việc, một sự quyết tâm ngẫu nhiên nào đó đã nuôi dưỡng hoặc kích thích tài năng của họ vào cùng một hướng, và từ hướng đó mà họ vận dụng tài năng của mình một cách thành công. Hàng trăm hàng nghìn người đàn ông, phụ nữ, cháu trai hay cháu gái đều nằm trong danh sách tài năng này.
   
What we appreciate, enjoy or marvel at in the works of genius or the achievements of prodigies are the manifestations of skills or abilities which are similar to, but so much superior to, our own. But that their minds are not different from our own is demonstrated by the fact that the hard-won discoveries of scientists like Kepler or Einstein become the commonplace knowledge of schoolchildren and the once outrageous shapes and colours of an artist like Paul Klee so soon appear on the fabrics we wear. This does not minimise the supremacy of their achievements, which outstrip our own as the sub-four-minute milers outstrip our jogging. Những gì mà chúng ta ưa chuộng, thưởng thức hoặc kinh ngạc, đều là những tác phẩm do thiên tài tạo ra hay những thành tích mà các thần đồng đạt được, và những thứ này đều là sự thể hiện ra bên ngoài các kỹ năng hoặc khả năng tuy tương đồng nhưng vượt trội hơn khả năng vốn có của bản thân ta rất nhiều. Nhưng trí tuệ của họ không khác gì của chúng ta, điều này được chứng minh bởi sự thật là những phát hiện vĩ đại bởi các nhà khoa học như Kepler hay Einstein ngày nay trở thành mảng kiến thức nền tảng đối với các em học sinh, hoặc là, những hình thù và màu sắc từng được nhận định là kỳ quái do họa sĩ Paul Klee thiết kế nay lại trở thành những kiểu hoa văn thường thấy trên các loại quần áo mà chúng ta đang mặc. Tuy nhiên điều này không làm cho tính ưu việt của họ giảm đi khi so sánh với thành tích của ta, mặt khác, họ còn bỏ xa chúng ta nhiều, cũng giống như cách mà những vận động viên chạy đua trong khoảng thời gian dưới 4 phút đánh bại những bước chạy của chúng ta vậy.
   
To think of geniuses and the gifted as having uniquely different brains is only reasonable if we accept that each human brain is uniquely different. The purpose of instruction is to make us even more different from one another, and in the process of being educated, we can learn from the achievements of those are gifted than ourselves. But before we try to emulate geniuses or encourage our children to do so we should note that some of the things we learn from them may prove unpalatable. We may envy their achievements and fame, but we should also recognise the price they may have paid in terms of perseverance, single-mindedness, dedication, restrictions on their personal lives, the demands upon their energies and time, and how often they had to display great courage to preserve their integrity or to make their way to the top. Quan niệm rằng thiên tài và những người có năng khiếu sở hữu những bộ não đặc biệt chỉ có ý nghĩa nếu chúng ta công nhận rằng bộ não của mỗi người đều độc nhất vô nhị. Mục đích của chương trình giảng dạy là nhằm giúp cho chúng ta trở thành những cá nhân khác biệt và duy nhất, và trong quá trình học tập, chúng ta cũng có thể học hỏi từ các thành tích do những người có tài hơn mình đạt được. Nhưng trước khi chúng ta muốn cạnh tranh với thiên tài hoặc là cố khuyến khích con cái làm như thế, chúng ta nên biết rằng có một số thứ mà chúng ta học hỏi từ những người có năng khiếu đôi khi không hề dễ chịu. Chúng ta có thể ganh tị với thành tựu và danh tiếng của họ, nhưng chúng ta cũng nên nhìn nhận những cái giá mà họ phải trả cho sự kiên trì, chuyên tâm, sự cống hiến, những hạn chế trong đời sống thường ngày, nhu cầu sử dụng năng lượng và thời gian cũng như phải luôn luôn can đảm để bảo vệ quan điểm và vươn đến đỉnh vinh quang. 
   
Genius and giftedness are relative descriptive terms of no real substance. We may, at best, give them some precision by defining them and placing them in a context but, whatever we do, we should never delude ourselves into believing that gifted children or geniuses are different from the rest of humanity, save in the degree to which they have developed the performance of their abilities. “Thiên tài” và “người có năng khiếu” là những thuật ngữ miêu tả tuy liên quan nhưng thực chất chỉ mang tính tương đối. Chúng ta chỉ có thể khiến cho thuật ngữ trở nên chính xác hơn khi đặt nó vào một ngữ cảnh cụ thể, tuy nhiên, dù cho chúng ta có làm gì đi nữa, chúng ta không bao giờ được phép tự huyễn hoặc bản thân rằng thiên tài và những đứa trẻ có năng khiếu là những cá nhân dị biệt so với phần còn lại của xã hội, mà thật ra họ là những người biết tận dụng triệt để khả năng của mình để tạo ra hiệu suất.

 



Trên đây là bài dịch tiếng Việt của Cambridge 8, Test 3, Reading Passage 2 – The nature of genius được lấy nguồn từ trang  http://www.tonyenglish.vn/ để phục vụ người tự học.
Ielts Ngân Hoa đang tiến hành hoàn thiện các bài dịch bao gồm bảng từ vựng và giải thích đáp án dần. Các bạn xem các bài làm đầy đủ do Ielts-Ngân Hoa làm Tại Đây.


Dù có cố gắng đến đâu, bài dịch vẫn có thể có sai sót. Rất hoan nghênh sự góp ý của các bạn qua mục comment cuối bài.


Answer with explanation, highlighted vocabularies of Cambridge 8, Test 3, Reading Passage 2 – The nature of genius

 

Cambridge IELTS 8: Test 3 – Reading Passage 3 – Answer explanation with keyword tables & Translation


Cambridge IELTS 8: Test 3 – Reading Passage 1 – Answer explanation with keyword tables & Translation

 


P/s: Ngoài những bài giảng online cho những người tự học tiếng Anh, Ielts, nếu muốn học kỹ và chất lượng hơn với các lớp học ít người, học phí thấp các bạn có thể tham gia các lớp luyện thi Ielts offline trên đường Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội do chính Ms. Ngân Hoa giảng dạy nhé.



Nếu có thắc mắc hoặc đóng góp thêm cho bài dịch và giải thích, bạn hãy comment bên dưới hoặc đặt câu hỏi trên Group FB dưới đây mà Ms. Ngân Hoa thường viết bài nhé.

This image has an empty alt attribute; its file name is image.png


CÁC KHÓA HỌC OFFLINE CỦA Ms. NGÂN HOA


Hướng dẫn các kỹ năng Ielts:

Ielts Writing

Ielts Speaking

Ielts Reading

Ielts Listening

Hướng dẫn chung về Ielts

Academic vocabularies


Ngữ pháp

Luyện thi tốt nghiệp THPT & ĐH



Leave a Reply

KHAI GIẢNG CÁC LỚP THÁNG 9

Ielts – Ngân Hoa Facebook

Chat trực tiếp Ms.Ngân Hoa qua Fb (click ảnh)

Categories

KHAI GIẢNG LỚP IELTS

HỌC ONLINE VỚI Ms. NGÂN HOA

error: Content is protected !!