Cam 2, Test 2, Reading Pas 2 – Dịch tiếng Việt – The language barrier


Cambridge Ielts 2 – Test 2 – Passage 2

The language barrier



———————————-

DỊCH TIẾNG VIỆT



Do chưa có thời gian làm nên bài dịch tạm được lấy nguồn từ trang  http://www.tonyenglish.vn/ để phục vụ người tự học.
Ielts Ngân Hoa đang tiến hành hoàn thiện các bài dịch bao gồm bảng từ vựng và giải thích đáp án dần. Các bạn xem các bài làm đầy đủ do Ielts-Ngân Hoa làm Tại Đây.


Dù có cố gắng đến đâu, bài dịch vẫn có thể có sai sót. Rất hoan nghênh sự góp ý của các bạn qua mục comment cuối bài.



The language barrier

Rào cản ngôn ngữ

 

The discovery that language can be a barrier to communication is quickly made by all who travel, study, govern or sell. Whether the activity is tourism, research, government, policing, business, or data dissemination, the lack of a common language can severely impede progress or can halt it altogether. ‘Common language’ here usually means a foreign language, but the same point applies in principle to any encounter with unfamiliar dialects or styles within a single language. ‘They don’t talk the same language’ has a major metaphorical meaning alongside its literal one. Tất cả những ai đi du lịch, học tập, làm việc hay buôn bán ở nước ngoài sẽ nhanh chóng  phát hiện ra rằng ngôn ngữ có thể là một rào cản thực sự đối với họ. Cho dù bạn hoạt động trong lĩnh vực du lịch, nghiên cứu, chính phủ, ban hành chính sách, kinh doanh, hay truyền bá thông tin thì việc thiếu một ngôn ngữ chung có thể cản trở nghiêm trọng hoặc có thể ngăn chặn công việc của bạn hoàn toàn. “Ngôn ngữ chung” ở đây thường có nghĩa là ngôn ngữ nước ngoài, nhưng cũng có thể hiểu là việc trở ngại khi chúng ta phải đối mặt với các phương ngữ hay cách nói lạ lẵm trong cùng một ngôn ngữ. Ngoài nghĩa đen của mình thì câu nói “họ không nói cùng một ngôn ngữ” có một ý nghĩa ẩn dụ lớn.
   
Although communication problems of this kind must happen thousands of times each day, very few become public knowledge. Publicity comes only when a failure to communicate has major consequences, such as strikes, lost orders, legal problems, or fatal accidents — even, at times, war. One reported instance of communication failure took place in 1970, when several Americans ate a species of poisonous mushroom. No remedy was known, and two of the people died within days. A radio report of the case was heard by a chemist who knew of a treatment that had been successfully used in 1959 and published in 1963. Why had the American doctors not heard of it seven years later? Presumably, because the report of the treatment had been published only in journals written in European languages other than English. Mặc dù vấn đề trở ngại về mặt giao tiếp này có thể đã xảy ra hàng ngàn lần mỗi ngày nhưng  rất ít ai biết. Công chúng chỉ biết đến vấn đề này khi xảy ra một hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn như các đình công, mất đơn đặt hàng, các vấn đề về pháp lý, hoặc tai nạn chết người – thậm chí, chiến tranh. Ví dụ một báo cáo nói về việc giao tiếp sai lệch diễn ra vào năm 1970 khi một số người Mỹ ăn phải một loài nấm độc. Lúc đó không có phương thuốc nào được biết đến và vài ngày sau hai trong số những người trên đã thiệt mạng. Vụ án này đã được một nhà hoá học trình bày trên đài radio rằng ông biết cách điều trị và phương pháp điều trị này đã được sử dụng thành công vào năm 1959 và được xuất bản rộng rãi vào năm 1963. Vậy tại sao các bác sĩ Mỹ không nghe nói gì về vụ này bảy năm sau đó? Có lẽ bởi vì báo cáo về phương án điều trị trên đã được công bố trên các tạp chí chỉ được viết bằng các ngôn ngữ châu Âu nào đó khác tiếng Anh.
   
Several comparable cases have been reported. But isolated examples do not give an impression of the size of the problem — something that can come only from studies of the use or avoidance of foreign-language materials and contacts in different communicative situations. In the English-speaking scientific world, for example, surveys of books and documents consulted in libraries and other information agencies have shown that very little foreign-language material is ever consulted. Library requests in the field of science and technology showed that only 13 per cent were for foreign language periodicals. Studies of the sources cited in publications lead to a similar conclusion: the use of foreign-language sources is often found to be as low as 10 per cent. Mọi người đã đem ra một số trường hợp để so sánh. Nhưng các ví dụ cô lập không thể hiện hết tầm quan trọng của vấn đề – một thứ mà chỉ có thể chứng minh khi nghiên cứu về việc sử dụng hoặc việc lẫn tránh các tài liệu viết bằng tiếng nước ngoài và việc liên lạc trong các tình huống giao tiếp khác nhau. Ví dụ, trong thế giới khoa học nói tiếng Anh thì các cuộc điều tra về các sách vở và các tài liệu tham khảo ​​trong các thư viện và cơ quan truyền thông khác đã chỉ ra rằng mọi người rất ít tham khảo các tài liệu viết bằng tiếng nước ngoài. Theo thống kê thì số yêu cầu trong thư viện ở các lĩnh vực khoa học và công nghệ cho thấy chỉ có 13 phần trăm là yêu cầu đọc tạp chí ngoại ngữ. Các nghiên cứu về các dữ liệu trích dẫn trong các ấn phẩm cũng cho một kết luận tương tự là việc sử dụng các nguồn là ngoại ngữ  thường được tìm thấy rất thấp chỉ chiếm 10 phần trăm.
   
The language barrier presents itself in stark form to firms who wish to market their products in other countries. British industry, in particular, has in recent decades often been criticised for its linguistic insularity – for its assumption that foreign buyers will be happy to communicate in English, and that awareness of other languages is not therefore a priority. In the 1960s, over two-thirds of British firms dealing with non-English-speaking customers were using English for outgoing correspondence; many had their sales literature only in English; and as many as 40 per cent employed no-one able to communicate in the customers’ languages. A similar problem was identified in other English-speaking countries, notably the USA, Australia and New Zealand. And non-English-speaking countries were by no means exempt – although the widespread use of English as an alternative language made them less open to the charge of insularity. Rào cản ngôn ngữ còn thể hiện sự ảm đạm của mình khi các công ty có nhu cầu tiếp thị sản phẩm của họ ở các nước khác. Đặc biệt ngành công nghiệp ở Anh trong nhiều thập kỷ gần đây thường xuyên bị chỉ trích vì tính hẹp hòi thiển cận trong ngôn ngữ khi họ giả định là những người mua nước ngoài sẽ rất vui nếu được giao tiếp bằng tiếng Anh, và do đó nhận thức về các ngôn ngữ khác không được ưu tiên. Trong thập niên 1960, hơn hai phần ba các công ty ở Anh khi giao dịch với các khách hàng  không nói tiếng Anh là họ sử dụng tiếng Anh trên các thư từ gửi đi ra ngoài; nhiều tài liệu bán hàng của họ chỉ được viết bằng tiếng Anh; và hơn 40 phần trăm nhân viên của họ không một ai có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ của khách hàng. Việc này cũng xảy ra tương tự ở các nước nói tiếng Anh khác, đặc biệt là Mỹ, Úc và New Zealand. Và các nước không nói tiếng Anh thì cũng không phải ngoại lệ mặc dù việc sử dụng rộng rãi tiếng Anh như một ngôn ngữ thay thế làm họ ít bị cảm giác bị cô lập hơn.
   
The criticism and publicity given to this problem since the 1960s seems to have greatly improved the situation. Industrial training schemes have promoted an increase in linguistic and cultural awareness. Many firms now have their own translation services; to take just one example in Britain, Rowntree Mackintosh now publish their documents in six languages (English, French, German, Dutch, Italian and Xhosa). Some firms run part-time language courses in the languages of the countries with which they are most involved; some produce their own technical glossaries, to ensure consistency when material is being translated. It is now much more readily appreciated that marketing efforts can be delayed, damaged, or disrupted by a failure to take account of the linguistic needs of the customer. Những lời chỉ trích và công khai cho vấn đề này xuất hiện từ thập niên 1960 dường như đã cải thiện đáng kể tình hình, các đề án đào tạo công nghiệp đã thúc đẩy sự gia tăng nhận thức về ngôn ngữ và văn hóa. Nhiều công ty hiện nay có dịch vụ dịch thuật của riêng mình; như lấy một ví dụ ở Anh, công ty Rowntree Mackintosh nay đã xuất bản tài liệu của mình với sáu ngôn ngữ (tiếng Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Ý và Xhosa). Một số công ty đã tổ chức các khóa học ngôn ngữ bán thời gian trong các ngôn ngữ của các nước mà họ đang có giao dịch nhiều nhất; một số còn tạo ra các chú giải kỹ thuật riêng của mình, để đảm bảo tính nhất quán khi phiên djch các tài liệu. Việc này ngày càng được đánh giá cao hơn khi các nỗ lực tiếp thị có thể bị trì hoãn, bị huỷ hoại hay bị thất bại chỉ vì nhu cầu ngôn ngữ của khách hàng.
   
The changes in awareness have been most marked in English-speaking countries, where the realisation has gradually dawned that by no means everyone in the world knows English well enough to negotiate in it. This is especially a problem when English is not an official language of public administration, as in most parts of the Far East, Russia, Eastern Europe, the Arab world, Latin America and French-speaking Africa. Even in cases where foreign customers can speak English quite well, it is often forgotten that they may not be able to understand it to the required level – bearing in mind the regional and social variation which permeates speech and which can cause major problems of listening comprehension. In securing understanding, how ‘we’ speak to ‘them’ is just as important, it appears, as how ‘they’ speak to ‘us’. Ở các nước nói tiếng Anh, họ đã dần dần thay đổi nhận thức và hiểu ra rằng không phải tất cả mọi người trên thế giới đều phải biết tiếng Anh đủ giỏi để thương lượng được với nhau. Điều này đặc biệt gặp vấn đề khi tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính thức trong hành chính ở nước họ, như trong hầu hết các bộ phận ở vùng Viễn Đông, Nga, Đông Âu, thế giới Ả Rập, châu Mỹ Latin và các nước châu Phi nói tiếng Pháp. Ngay cả trong trường hợp khách hàng nước ngoài có thể nói tiếng Anh khá tốt, chúng ta cũng thường quên rằng họ có thể không có khả năng hiểu ngôn ngữ đến mức được yêu cầu –  hãy nhớ rằng các biến thể của các khu vực và xã hội có thể sẽ ảnh hưởng đến lời nói và có thể gây ra vấn đề lớn về việc nghe hiểu. Để đảm bảo việc hiểu lẫn nhau thì dường như cách “chúng ta” nói chuyện với ‘họ’ cũng quan trọng như cách ‘họ’ nói chuyện với ‘chúng ta’.

 



Trên đây là bài dịch tiếng Việt của Cambridge 2, Test 2, Reading Passage 2 – The language barrier được lấy nguồn từ trang  http://www.tonyenglish.vn/ để phục vụ người tự học.
Ielts Ngân Hoa đang tiến hành hoàn thiện các bài dịch bao gồm bảng từ vựng và giải thích đáp án dần. Các bạn xem các bài làm đầy đủ do Ielts-Ngân Hoa làm Tại Đây.


Dù có cố gắng đến đâu, bài dịch vẫn có thể có sai sót. Rất hoan nghênh sự góp ý của các bạn qua mục comment cuối bài.


Answer with explanation, highlighted vocabularies of Cambridge 2, Test 2, Reading Passage 2 – The language barrier

 

Cambridge IELTS 2: Test 2 – Reading Passage 3 – Answer explanation with keyword tables & Translation


Cambridge IELTS 2: Test 2 – Reading Passage 1 – Answer explanation with keyword tables & Translation

 


P/s: Ngoài những bài giảng online cho những người tự học tiếng Anh, Ielts, nếu muốn học kỹ và chất lượng hơn với các lớp học ít người, học phí thấp các bạn có thể tham gia các lớp luyện thi Ielts offline trên đường Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội do chính Ms. Ngân Hoa giảng dạy nhé.




Nếu có thắc mắc hoặc đóng góp thêm cho bài dịch và giải thích, bạn hãy comment bên dưới hoặc đặt câu hỏi trên Group FB dưới đây mà Ms. Ngân Hoa thường viết bài nhé.

This image has an empty alt attribute; its file name is image.png



CÁC KHÓA HỌC OFFLINE CỦA Ms. NGÂN HOA


Hướng dẫn các kỹ năng Ielts:


Ielts Writing

Ielts Speaking

Ielts Reading

Ielts Listening

Hướng dẫn chung về Ielts

Academic vocabularies


Ngữ pháp

Luyện thi tốt nghiệp THPT & ĐH



Leave a Reply

KHAI GIẢNG CÁC LỚP THÁNG 9

Ielts – Ngân Hoa Facebook

Chat trực tiếp Ms.Ngân Hoa qua Fb (click ảnh)

Categories

KHAI GIẢNG LỚP IELTS

HỌC ONLINE VỚI Ms. NGÂN HOA

error: Content is protected !!