Cam 2, Test 1, Reading Pas 2 – Dịch tiếng Việt – Changing our understanding of health


Cambridge Ielts 2 – Test 1 – Passage 2

Changing our understanding of health



———————————-

DỊCH TIẾNG VIỆT



Do chưa có thời gian làm nên bài dịch tạm được lấy nguồn từ trang  http://www.tonyenglish.vn/ để phục vụ người tự học.
Ielts Ngân Hoa đang tiến hành hoàn thiện các bài dịch bao gồm bảng từ vựng và giải thích đáp án dần. Các bạn xem các bài làm đầy đủ do Ielts-Ngân Hoa làm Tại Đây.


Dù có cố gắng đến đâu, bài dịch vẫn có thể có sai sót. Rất hoan nghênh sự góp ý của các bạn qua mục comment cuối bài.



Changing our understanding of health

Thay đổi sự hiểu biết của chúng ta về sức khỏe

 

A
The concept of health holds different meanings for different people and groups. These meanings of health have also changed over time. This change is no more evident than in Western society today, when notions of health and health promotion are being challenged and expanded in new ways.
Khái niệm về sức khoẻ có ý nghĩa khác nhau đối với các người và các nhóm người khác nhau. Những ý nghĩa về sức khoẻ  cũng đã thay đổi theo thời gian. Sự thay đổi này đã quá rõ ràng trong xã hội phương Tây ngày nay, khi những quan điểm về sức khoẻ và những cải thiện về sức khoẻ vẫn đang được thảo luận và phát triển theo nhiều cách mới.
   
B
For much of recent Western history, health has been viewed in the physical sense only. That is, good health has been connected to the smooth mechanical operation of the body, while ill health has been attributed to a breakdown in this machine. Health in this sense has been defined as the absence of disease or illness and is seen in medical terms. According to this view, creating health for people means providing medical care to treat or prevent disease and illness. During this period, there was an emphasis on providing clean water, improved sanitation and housing.
Đối với phần lớn lịch sử phương Tây cận đại, sức khoẻ chỉ được nhìn nhận theo phương diện vật lý. Đó là, sức khoẻ tốt thì kết nối với hoạt động cơ học trơn tru của cơ thể, trong khi sức khỏe không tốt đóng vai trò làm suy sụp cỗ máy cơ học này. Sức khỏe theo phương diện này được định nghĩa là không bệnh tật hay ốm đau và được nhìn nhận theo điều kiện y học. Theo quan điểm này, việc tạo ra sức khoẻ cho mọi người có nghĩa là cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế để điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh tật và ốm đau. Trong suốt giai đoạn này, tầm quan trọng đặt vào việc cung cấp nước sạch, cải thiện điều kiện vệ sinh và nhà ở.
   
C
In the late 1940s the World Health Organisation challenged this physically and medically oriented view of health. They stated that ‘health is a complete state of physical, mental and social well-being and is not merely the absence of disease’ (WHO, 1946). Health and the person were seen more holistically (mind/body/spirit) and not just in physical terms.
Vào cuối những năm 1940, Tổ chức Y tế Thế giới đã thảo luận quan điểm về sức khoẻ theo cả hướng vật lý và y học. Họ nói rằng ‘sức khoẻ là một trạng thái thống nhất của thể chất, tinh thần và môi trường xã hội tốt và không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật’ (WHO, 1946). Sức khoẻ và con người được nhìn nhận một cách toàn diện hơn (tâm trý/ cơ thể/ linh hồn) và không chỉ về mặt thể chất.
   
D
The 1970s was a time of focusing on the prevention of disease and illness by emphasising the importance of the lifestyle and behaviour of the individual. Specific behaviours which were seen to increase the risk of diseases, such as smoking, lack of fitness and unhealthy eating habits, were targeted. Creating health meant providing not only medical health care, but health promotion programs and policies which would help people maintain healthy behaviours and lifestyles. While this individualistic healthy lifestyle approach to health worked for some (the wealthy members of society), people experiencing poverty, unemployment, underemployment or little control over the conditions of their daily lives benefited little from this approach. This was largely because both the healthy lifestyles approach and the medical approach to health largely ignored the social and environmental conditions affecting the health of people.
Những năm 1970 là khoảng thời gian tập trung vào việc phòng ngừa bệnh tật và đau ốm bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của lối sống và hành vi của cá nhân. Các hành vi đặc biệt làm tăng nguy cơ bệnh tật, chẳng hạn như hút thuốc lá, ít vận động và thói quen ăn uống không lành mạnh, được nhắm tới.  Tăng cường sức khoẻ không chỉ có nghĩa là cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế, mà còn là các chương trình và chính sách khuyến khích sức khoẻ giúp mọi người duy trì những hành vi và lối sống lành mạnh. Trong khi những lối sống lành mạnh vì sức khỏe mang tính cá nhân này có tác dụng với một số thành phần giàu có trong xã hội, thì mọi người trải qua nghèo đói, thất nghiệp, thiếu việc làm hay khó khiểm soát được điều kiện sống hàng ngày của họ có được ít lợi ích từ cách tiếp cận này.  Điều nàyxảy ra trên quy mô lớn là vì cả cách tiếp cận lối sống lành mạnh và cách tiếp cận y tế đối với sức khoẻ phần lớn bỏ qua các điều kiện xã hội và môi trường đang ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người.
   
E
During 1980s and 1990s there has been a growing swing away from seeing lifestyle risks as the root cause of poor health. While lifestyle factors still remain important, health is being viewed also in terms of the social, economic and environmental contexts in which people live. This broad approach to health is called the socio-ecological view of health. The broad socio-ecological view of health was endorsed at the first International Conference of Health Promotion held in 1986, Ottawa, Canada, where people from 38 countries agreed and declared that:
Trong những năm 1980 và 1990, đã có nhiều thay đổi khi nhìn nhận những mầm họa của lối sống là gốc rễ của sức khỏe yếu.  Trong khi các yếu tố về lối sống vẫn còn quan trọng, sức khoẻ cũng được xem xét trong bối cảnh xã hội, kinh tế và môi trường nơi con người sinh sống. Cách tiếp cận rộng về sức khoẻ này được gọi là quan điểm sinh thái-xã hội về sức khoẻ. Quan điểm mở rộng theo theo hướng sinh thái-xã hội về sức khỏe đã được tán thành tại Hội nghị Y tế Quốc tế lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1986, Ottawa, Canada, nơi mà mọi người từ 38 quốc gia đồng ý và tuyên bố rằng: 
   
The fundamental conditions and resources for health are peace, shelter, education, food, a viable income, a stable eco-system, sustainable resources, social justice and equity. Improvement in health requires a secure foundation in these basic requirements. (WHO, 1986). Các điều kiện cơ bản và các nguồn lực cho sức khỏe là hòa bình, nơi ở, giáo dục, lương thực, thu nhập khả thi, một hệ sinh thái ổn định, các nguồn lực bền vững, công bằng và công lý xã hội.   Việc cải thiện sức khoẻ đòi hỏi một nền tảng đảm bảo về những yêu cầu cơ bản này. (WHO, 1986) .
   
It is clear from this statement that the creation of health is about much more than encouraging healthy individual behaviours and lifestyles and providing appropriate medical care. Therefore, the creation of health must include addressing issues such as poverty, pollution, urbanisation, natural resource depletion, social alienation and poor working conditions. The social, economic and environmental contexts which contribute to the creation of health do not operate separately or independently of each other. Rather, they are interacting and interdependent, and it is the complex interrelationships between them which determine the conditions that promote health. A broad socio-ecological view of health suggests that the promotion of health must include a strong social, economic and environmental focus. Qua thông báo này hiển nhiên rằng việc tạo ra sức khỏe không đơn thuần là khuyến khích các hành vi cá nhân và lối sống hay cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế thích hợp. Do đó, việc tạo ra sức khoẻ phải bao gồm nhắm tới các vấn đề như đói nghèo, ô nhiễm, đô thị hóa, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, xung đột xã hội và điều kiện làm việc tồi tệ. Các bối cảnh xã hội, kinh tế và môi trường cùng góp phần tạo ra sức khoẻ, không hoạt động tách biệt hoặc độc lập với nhau. Thay vào đó, chúng tương tác và phụ thuộc lẫn nhau, và giữa chúng có mối liên hệ phức tạp, thứ xác định điều kiện cải thiện sức khoẻ. Quan điểm mở rộng theo theo hướng sinh thái-xã hội về sức khỏe cho thấy việc cải thiện sức khoẻ phải bao gồm một xã hội bền vững cùng những trọng tâm về mặt kinh tế và môi trường.
   
F
At the Ottawa Conference in 1986, a charter was developed which outlined new directions for health promotion based on the socio-ecological view of health. This charter, known as the Ottawa Charter for Health Promotion, remains as the backbone of health action today. In exploring the scope of health promotion it states that:
Tại Hội nghị Ottawa năm 1986, một hiến chương đã được xây dựng, đưa ra các hướng mới cho việc cải thiện sức khoẻ dựa trên quan điểm sinh thái-xã hội về sức khỏe. Hiến chương này, được gọi là Hiến chương Ottawa về thúc đẩy sức khỏe, vẫn còn là trụ cột của hoạt động về sức khỏe hiện nay. Trong việc khám phá phạm vi của việc cải thiện sức khoẻ, nó nêu rõ rằng:
   
Good health is a major resource for social, economic and personal development and an important dimension of quality of life. Political, economic, social, cultural, environmental, behavioural and biological factors can all favour health or be harmful to it. (WHO, 1986) . Sức khoẻ tốt là nguồn lực chính cho phát triển kinh tế và xã hội,và là một thước đo quan trọng của chất lượng cuộc sống. Tất cả các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, môi trường, hành vi và sinh học có thể ưu ái cho sức khỏe hoặc là làm hại sức khỏe.  (WHO, 1986)

 



Trên đây là bài dịch tiếng Việt của Cambridge 2, Test 1, Reading Passage 2 – Changing our understanding of health được lấy nguồn từ trang  http://www.tonyenglish.vn/ để phục vụ người tự học.
Ielts Ngân Hoa đang tiến hành hoàn thiện các bài dịch bao gồm bảng từ vựng và giải thích đáp án dần. Các bạn xem các bài làm đầy đủ do Ielts-Ngân Hoa làm Tại Đây.


Dù có cố gắng đến đâu, bài dịch vẫn có thể có sai sót. Rất hoan nghênh sự góp ý của các bạn qua mục comment cuối bài.


Answer with explanation, highlighted vocabularies of Cambridge 2, Test 1, Reading Passage 2 – Changing our understanding of health

 

Cambridge IELTS 2: Test 1 – Reading Passage 3 – Answer explanation with keyword tables & Translation


Cambridge IELTS 2: Test 1 – Reading Passage 1 – Answer explanation with keyword tables & Translation

 


P/s: Ngoài những bài giảng online cho những người tự học tiếng Anh, Ielts, nếu muốn học kỹ và chất lượng hơn với các lớp học ít người, học phí thấp các bạn có thể tham gia các lớp luyện thi Ielts offline trên đường Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội do chính Ms. Ngân Hoa giảng dạy nhé.




Nếu có thắc mắc hoặc đóng góp thêm cho bài dịch và giải thích, bạn hãy comment bên dưới hoặc đặt câu hỏi trên Group FB dưới đây mà Ms. Ngân Hoa thường viết bài nhé.

This image has an empty alt attribute; its file name is image.png



CÁC KHÓA HỌC OFFLINE CỦA Ms. NGÂN HOA


Hướng dẫn các kỹ năng Ielts:


Ielts Writing

Ielts Speaking

Ielts Reading

Ielts Listening

Hướng dẫn chung về Ielts

Academic vocabularies


Ngữ pháp

Luyện thi tốt nghiệp THPT & ĐH



Leave a Reply

KHAI GIẢNG CÁC LỚP THÁNG 9

Ielts – Ngân Hoa Facebook

Chat trực tiếp Ms.Ngân Hoa qua Fb (click ảnh)

Categories

KHAI GIẢNG LỚP IELTS

HỌC ONLINE VỚI Ms. NGÂN HOA

error: Content is protected !!