Hành hay Học – Ielts, Tiếng Anh

“Nhờ cô hết đấy ạ, cô cứ nghiêm khắc vào giúp anh/chị.”

Đôi khi có những phụ huynh nói với mình những câu kiểu như vậy.

Đối với ý kiến này, theo kinh nghiệm dạy dỗ nhiều năm, mình thấy rằng:

– Dù cô giáo có nhiệt tình đến đâu đi chăng nữa thì cũng chỉ gặp học sinh 2 buổi một tuần, mỗi buổi 1 – 2 tiếng. Giáo viên dù có muốn cũng không thể kè kè bên học sinh suốt ngày mà giục dã việc học hành của các con được. Những người gần gũi các con nhiều nhất và có sự ảnh hưởng lớn nhất để có thể thúc giục các con trong việc học tập chính là các quý phụ huynh.


– Tiếng Anh không giống như các môn tự nhiên như toán, lý, hóa.
+ Các môn tự nhiên các bạn có thời gian để ngẫm nghĩ tìm đáp án, tiếng Anh mà ngẫm thì sao nghe kịp người ta nói gì mà có thể bắt được ý mà trả lời cho đúng. Nếu ngẫm nghĩ để mấy phút mới ấp úng ra được một từ hay câu thì ai có thể nghe được. Viếtđọc thì trong thời gian rất hạn hẹp của bài thi, làm sao có thời gian nghĩ lâu được.
+ Trong tiếng Anh, rõ ràng là bạn biết từ đó về mặt chữ, nhưng bạn không nghe được nó khi người khác nói, dùng không đúng cách trong viếtđọc hiểu, phát âm sai, …

 

Với những lý do cơ bản nêu trên, đối với mình môn tiếng Anh nó tương tự như tập một món nhạc cụ như piano, hay môn thể thao đòi hỏi kỹ thuật như võ thuật, bóng bàn … Tất cả chúng có những điểm chung sau:

– Có lý thuyết. Với thể thao hay nhạc cụ, lượng lý thuyết sẽ ít hơn rất nhiều so với tiếng Anh. Ví dụ như piano chỉ có 88 phím, võ thuật hay bóng bàn cũng không có quá nhiều động tác chính, nhưng tiếng Anh thì có muôn vàn từ vựng và những cách ghép nối linh hoạt khác nhau trong ngữ pháp.

– Lý thuyết nắm vững nhưng tập luyện kém vẫn có thể thua những người tập luyện tốt mà lý thuyết kém. Trong thể thao rất nhiều người chơi phủi – không có chút lý thuyết hay tập tành bài bản nhưng lại vẫn chơi đủ tốt để thắng được những tay chơi biết thì nhiều nhưng luyện tập hời hợt. Tiếng Anh cũng y hệt vậy, biết thì có vẻ nhiều đấy nhưng vẫn có thể ấp úng lúng búng so với nhiều người không biết nhiều nhưng chịu khó tập luyện. Hoặc nhiều người biết nhưng áp dụng lại sai hoặc không sử dụng được ví dụ như biết từ vựng nhưng nghe không được từ đó, phát âm sai từ đó, sử dụng thì sai ngữ pháp hay collocation, …

Cần sự luyện tập thành thạo cho mỗi kỹ thuật cho thành phản xạ. Trong piano, kỹ thuật chuyển ngón chẳng hạn, bạn cần phải luyện tập thật nhiều để thành thạo và để có thể chơi hay được các bản nhạc. Trong tiếng Anh, một cấu trúc, từ vựng, … bạn cần phải dành thời gian luyện tập để sử dụng chúng thành thạo cho thành phản xạ nhanh để khi nghe hay đọc với tốc độ lướt có thể hiểu được, khi nói hay viết có thể áp dụng trôi chảy như người bản ngữ có học.

 

Từ những điều nêu trên mình rút ra rằng trong học tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh học thuật như Ielts, việc luyện tập quan trọng không kém gì việc học. Thậm chí ở nhiều cấp độ nó còn quan trọng hơn.
Một học sinh chuyên piano phải dành đến 8 giờ/ngày để luyện và học tập. Muốn đạt điểm cao trong Ielts đồng nghĩa với bạn muốn được công nhận là người sử dụng tiếng Anh thành thạo như một người bản xứ có học thức tốt. Để sử dụng tốt được như vậy mà chỉ trông vào mấy tiếng trên lớp với cô một tuần thì làm sao bạn có thể đạt được mục tiêu?

Do vậy, điều rất quan trọng là học sinh cần phải dành nhiều thời gian luyện tập ngoài giờ học với cô trên lớp. Cô cung cấp kỹ thuật – Học sinh luyện tập những kỹ thuật đó. Với những học sinh tự giác kém thì các quý phụ huynh chính là nhân tố duy nhất để đảm bảo được việc này.
Các phụ huynh cần tìm ra và thiết lập các khoảng thời gian hàng ngày cho việc luyện tập tiếng Anh của các con. Cần động viên, hối thúc, và thậm chí kỷ luật nếu cần để việc luyện tập được diễn ra hàng ngày như mong muốn.
Quá trình thúc giục này khá là mệt mỏi đối với phụ huynh, nhưng nếu các phụ huynh giơ tay bỏ cuộc với những việc này thì cũng gần như đồng nghĩa với việc con mình cũng bỏ cuộc. 

Trong việc tập piano của con mình, nhà mình thiết lập hai khoảng thời gian 15 phút sáng và chiều cho con tập luyện. Mỗi lần tập luyện của con, mình phải giám sát về thời gian, phải thúc giục, phải chịu đựng nghe và nhìn sự uể oải, uốn éo, mè nheo, …, lắm lúc cũng mệt mỏi và phát điên lên được. Ngoài ra nhà mình cũng phải nắm tình hình và tiến độ học tập của con nữa để có thể giám sát con tập có nghiêm túc hay không. Nói chung là cũng phải đồng hành cùng con đấy các bố mẹ ạ. 

 

Túm lại, Tiếng Anh với Thể Thao hay Chơi Nhạc theo mình là những môn tương đồng với nhau. Học võ mà khi gặp cú tấn công của đối phương vẫn chưa có phương án đối phó vì còn đang mải suy ngẫm lục lọi phương pháp trong đầu – chắc là hỏng luôn. Tiếng Anh cũng vậy, khi gặp thông tin mà còn mải nghĩ thì làm sao phản xạ trả lời hay đối đáp ngay được. Đặc biệt trong Ielts, món tấn công (câu hỏi/đánh giá) toàn là của những tay chuyên nghiệp đưa ra và đòi hỏi phải đáp trả một cách chuyện nghiệp. Nếu bạn không luyện tập cho thành phản xạ những kỹ thuật tốt thì không thể có được kết quả tốt trong kỳ thi. Cũng như luyện võ, muốn thành phản xạ và không bị quên hay xuống trình trong tiếng Anh thì bạn phải luyện tập hàng ngày. 

Gặp những bạn không tự giác luyện tập hàng ngày được thì những người duy nhất có thể giúp các bạn đó chính là quý phụ huynh. Hoặc phải chọn cho bạn ý môi trường bắt buộc phải sử dụng hàng ngày như trường quốc tế, sống ở nước ngoài, …

 

P/s: Ngoài những bài chia sẻ và bài giảng online cho những người tự học tiếng Anh, Ielts, nếu muốn học kỹ và chất lượng hơn với các lớp học ít người, học phí thấp các bạn có thể tham gia các lớp luyện thi Ielts offline và online ở khu vực Nguyễn Trãi, Ngã Tư Sở, Trường Chinh – Thanh Xuân – Hà Nội, Tây Sơn, Trung Tự, Kim Liên, Giải Phóng, Đường Láng do chính Ms. Ngân Hoa giảng dạy nhé.



Leave a Reply

KHAI GIẢNG CÁC LỚP THÁNG 9

Ielts – Ngân Hoa Facebook

Chat trực tiếp Ms.Ngân Hoa qua Fb (click ảnh)

Categories

KHAI GIẢNG LỚP IELTS

HỌC ONLINE VỚI Ms. NGÂN HOA

error: Content is protected !!