Cam 10, Test 2, Reading Pas 3 – Dịch tiếng Việt – Museums of fine art and their public


Cambridge Ielts 10 – Test 2 – Passage 3


Museums of fine art and their public



———————————-

DỊCH TIẾNG VIỆT



Do chưa có thời gian làm nên bài dịch tạm được lấy nguồn từ trang  http://www.tonyenglish.vn/ để phục vụ người tự học.
Ielts Ngân Hoa đang tiến hành hoàn thiện các bài dịch bao gồm bảng từ vựng và giải thích đáp án dần. Các bạn xem các bài làm đầy đủ do Ielts-Ngân Hoa làm Tại Đây.


Dù có cố gắng đến đâu, bài dịch vẫn có thể có sai sót. Rất hoan nghênh sự góp ý của các bạn qua mục comment cuối bài.



Museums of fine art and their public

Bảo tàng nghệ thuật và công chúng

 

The fact that people go to the Louvre museum in Paris to see the original painting Mona Lisa when they can see a reproduction anywhere leads us to question some assumptions about the role of museums of fine art in today’s world. One of the most famous works of art in the world is Leonardo da Vinci’s Mona Lisa.  Thực tế là mọi người vẫn đi đến viện bảo tàng Louvre ở Paris để xem bức tranh gốc Mona Lisa trong khi họ có thể nhìn thấy bản tranh sao chép ở bất cứ đưa đến một số giả định về vai trò của viện bảo tàng mỹ thuật trong thế giới hiện đại. Một trong những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng nhất trên thế giới là bức tranh Mona Lisa của Leonardo da Vinci.
   
Nearly everyone who goes to see the original will already be familiar with it from reproductions, but they accept that fine art is more rewardingly viewed in its original form. Gần như tất cả những người đi xem bức tranh gốc đã quen thuộc với nó từ các bản sao chép, nhưng họ đều thừa nhận rằng tác phẩm nghệ thuật được thưởng thức trọn vẹn hơn với bản gốc.
   
However, if Mona Lisa was a famous novel, few people would bother to go to a museum to read the writer’s actual manuscript rather than a printed reproduction. This might be explained by the fact that the novel has evolved precisely because of technological developments that made it possible to print out huge numbers of texts , whereas oil paintings have always been produced as unique objects. In addition, it could be argued that the practice of interpreting or ‘reading’ each medium follows different conventions. With novels, the reader attends mainly to the meaning of words rather than the way they are printed on the page, whereas the ‘reader’ of a painting must attend just as closely to the material form of marks and shapes in the picture as to any ideas they may signify. Tuy nhiên, nếu Mona Lisa là một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng, sẽ rất ít người bỏ công sức đến một viện bảo tàng để đọc bản thảo thực tế của người viết thay vì bản sao in. Điều này có thể được giải thích bởi thực tế là cuốn tiểu thuyết đã được sao chép một cách chính xác nhờ vào sự phát triển công nghệ đã cho phép in ra một số lượng lớn các văn bản, trong khi các bức tranh sơn dầu luôn được tạo ra như những vật thể độc nhất. Ngoài ra, có thể lập luận rằng việc thực hiện sự diễn giải hoặc “đọc” trên từng phương tiện truyển thông tuân theo các quy ước khác nhau. Với tiểu thuyết, người đọc tập trung chủ yếu vào ý nghĩa của từ hơn là cách chúng được in trên giấy, trong khi ‘người đọc’ của một bức tranh phải thưởng thức một cách tỉ mỉ, kỹ lưỡng cả chất liệu và hình dạng trong hình ảnh cũng như bất kỳ ẩn ý mà chúng có thể biểu hiện.
   
Yet it has always been possible to make very accurate facsimiles of pretty well any fine art work. The seven surviving versions of Mona Lisa bear witness to the fact that in the 16th century, artists seemed perfectly content to assign the reproduction of their creations to their workshop apprentices as regular ‘bread and butter’ work. And today the task of reproducing pictures is incomparably more simple and reliable, with reprographic techniques that allow the production of high-quality prints made exactly to the original scale , with faithful colour values, and even with duplication of the surface relief of the painting.  Tuy nhiên, gần như là bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào cũng có thể được sao chép rất chính xác. Bảy phiên bản còn lại của Mona Lisa chứng minh thực tế rằng trong thế kỷ 16, các nghệ sỹ có vẻ hoàn toàn hài lòng khi phân công việc sao chép các tác phẩm của họ cho những người học nghề của mình như là công việc “làm bánh mỳ và bơ” thông thường. Và ngày nay, nhiệm vụ sao chép hình ảnh trở nên dễ dàng và đáng tin cậy hơn, với kỹ thuật sao chép cho phép in ra bản sao chất lượng cao theo đúng kích thước ban đầu, với các giá trị màu nguyên bản, và thậm chí là sao chép cả việc làm nổi bề mặt của bức tranh. 
   
But despite an implicit recognition that the spread of good reproductions can be culturally valuable, museums continue to promote the special status of original work. Nhưng mặc dù có một thừa nhận ngầm rằng việc lan truyền các bản sao chép chất lượng có thể có giá trị về mặt văn hoá, các viện bảo tàng vẫn tiếp tục đẩy mạnh vai trò đặc biệt của tác phẩm gốc.
   
Unfortunately, this seems to place severe limitations on the kind of experience offered to visitors. Thật không may, điều này dường như đặt ra những hạn chế nghiêm trọng đối với hình thức trải nghiệm được cung cấp cho khách tham quan.
   
One limitation is related to the way the museum presents its exhibits. As repositories of unique historical objects, art museums are often called ‘treasure houses’. We are reminded of this even before we view a collection by the presence of security guards, attendants, ropes and display cases to keep us away from the exhibits. In many cases, the architectural style of the building further reinforces that notion. In addition, a major collection like that of London’s National Gallery is housed in numerous rooms, each with dozens of works, any one of which is likely to be worth more than all the average visitor possesses. In a society that judges the personal status of the individual so much by their material worth, it is therefore difficult not to be impressed by one’s own relative ‘worthlessness’ in such an environment.   Một giới hạn liên quan đến cách bảo tàng sắp xếp các vật trưng bày. Là kho chứa các vật thể lịch sử độc đáo, bảo tàng nghệ thuật thường được gọi là ‘ngôi nhà báu vật’. Chúng ta được nhắc nhở về điều này ngay cả trước khi chúng ta xem bộ sưu tập bởi sự có mặt của nhân viên bảo vệ, người phục vụ, dây thừng tạo dải ngăn cách và các bảng hiển thị thông tin để giữ chúng ta ở một khoảng cách nhất định khi thưởng lãm các tác phẩm. Trong nhiều trường hợp, phong cách kiến ​​trúc của tòa nhà củng cố thêm khái niệm đó. Ngoài ra, một bộ sưu tập lớn như của Trung tâm triển lãm Quốc gia của London được đặt trong nhiều phòng, mỗi phòng có hàng chục tác phẩm, bất kỳ tác phẩm nào trong số đó có thể giá trị hơn tất cả tài sản sở hữu của một khách tham quan trung lưu. Trong một xã hội mà việc đánh giá địa vị cá nhân phần nhiều là qua giá trị vật chất của họ, do đó khó có thể không bị ấn tượng bởi một tài sản “vô giá trị” trong một môi trường như vậy.
   
Furthermore, consideration of the ‘value’ of the original work in its treasure house setting impresses upon the viewer that, since these works were originally produced, they have been assigned a huge monetary value by some person or institution more powerful than themselves. Evidently, nothing the viewer thinks about the work is going to alter that value, and so today’s viewer is deterred from trying to extend that spontaneous, immediate, self-reliant kind of reading which would originally have met the work. Hơn nữa, việc xem xét ‘giá trị’ của tác phẩm gốc trong ngôi nhà kho báu gây ấn tượng với người xem rằng, từ khi những tác phẩm này được tạo ra lúc ban đầu, chúng đã được định giá bằng một giá trị khổng lồ bởi một vài người hoặc tổ chức có thế lực hơn họ. Rõ ràng, không có suy nghĩ nào của người xem về tác phẩm sẽ làm thay đổi giá trị đó, và vì vậy người xem ngày nay bị cản trở khi cố gắng mở rộng việc thưởng thức một cách tự phát, tức thời, tự chủ mà ban đầu đã có với tác phẩm.
   
The visitor may then be struck by the strangeness of seeing such diverse paintings, drawings and sculptures brought together in an environment for which they were not originally created. This ‘displacement effect’ is further heightened by the sheer volume of exhibits. In the case of a major collection, there are probably more works on display than we could realistically view in weeks or even months. Sau đó, khách tham quan có thể bị ấn tượng bởi sự kỳ lạ khi nhìn thấy những bức tranh, bản vẽ và điêu khắc đa dạng trong một môi trường mà chúng ban đầu không được tạo ra để đặt ở đó. “Hiệu ứng chuyển vị” này được tăng cường thêm bởi khối lượng vật trưng bày tuyệt đối. Trong trường hợp của một bộ sưu tập lớn, có lẽ có nhiều tác phẩm trưng bày hơn và chúng ta có thể cần đến vài tuần hoặc thậm chí hàng tháng để xem trên thực tế.
   
This is particularly distressing because time seems to be a vital factor in the appreciation of all art forms. A fundamental difference between paintings and other art forms is that there is no prescribed time over which a painting is viewed “No prescribed time over which a painting is viewed” → “does not have a specific beginning or end”. By contrast, the audience encourage an opera or a play over a specific time, which is the duration of the performance. Similarly novels and poems are read in a prescribed temporal sequence, whereas a picture has no clear place at which to start viewing, or at which to finish. Thus art works themselves encourage us to view them superficially, without appreciating the richness of detail and labour that is involved. Điều này đặc biệt gây phiền nhiễu bởi vì thời gian dường như là một yếu tố quan trọng trong sự đánh giá của tất cả các hình thức nghệ thuật. Một sự khác biệt cơ bản giữa các bức tranh và các hình thức nghệ thuật khác là không có thời gian quy định để xem một bức tranh “Không có thời gian quy định để xem một bức tranh” → “không có sự bắt đầu hoặc kết thúc cụ thể”.  Ngược lại, khán giả khuyến khích một vở opera hoặc một vở kịch trong một khoảng thời gian cụ thể, đó là khoảng thời gian biểu diễn. Tương tự tiểu thuyết và thơ được đọc trong một trình tự thời gian cụ thể, trong khi một bức tranh không có một điểm rõ ràng để bắt đầu xem hoặc để hoàn thành. Vì thế, tác phẩm nghệ thuật tự nó khuyến khích chúng ta xem chúng một cách bề ngoài mà không đánh giá cao sự phong phú về chi tiết và công sức để tạo ra tác phẩm.
   
Consequently, the dominant critical approach becomes that of the art historian, a specialised academic approach devoted to ‘discovering the meaning’ of art within the cultural context of its time. This is in perfect harmony with the museum s function , since the approach is dedicated to seeking out and conserving ‘authentic’, original, readings of the exhibits. Again, this seems to put paid to that spontaneous, participators criticism which can be found in abundance in criticism of classic works of literature, but is absent from most art history.  Do đó, cách tiếp cận chủ yếu chiếm ưu thế trở thành thuật sử của nghệ thuật, một cách tiếp cận chuyên sâu về học thuật để khám phá ý nghĩa của nghệ thuật trong bối cảnh văn hoá thời đó. Điều này hoàn toàn phù hợp với chức năng bảo tàng, vì phương pháp tiếp cận được dành để tìm kiếm và bảo tồn các giá trị “xác thực”, nguyên bản,  các bản đọc của các cuộc triển lãm. Một lần nữa, điều này dường như đã xóa tan những chỉ trích tự phát có thể tìm thấy trong phần phê bình các tác phẩm văn học cổ điển, nhưng hầu như lại vắng mặt trong lịch sử nghệ thuật.
   
The displays of art museums serve as a warning of what critical practices can emerge when spontaneous criticism is suppressed. The museum public, like any other audience, experience art more rewardingly when given the confidence to express their views. If appropriate works of fine art could be rendered permanently accessible to the public by means of high-fidelity reproductions, as literature and music already are, the public may feel somewhat less in awe of them. Unfortunately, that may be too much to ask from those who seek to maintain and control the art establishment. Các trưng bày của bảo tàng nghệ thuật là cảnh báo cho những thực tiễn quan trọng có thể xuất hiện khi những lời phê bình tự phát bị đàn áp. Khách tham quan của viện bảo tàng, giống như bất kỳ khán giả khác, trải nghiệm nghệ thuật trọn vẹn hơn khi có được sự tự tin để bày tỏ quan điểm bản thân. Nếu các tác phẩm mỹ thuật thích hợp có thể được tiếp cận dễ dàng cho công chúng bằng các bản sao chép có độ trung thực cao, như trong văn học và âm nhạc, thì công chúng có thể cảm thấy bớt e ngại về chúng hơn. Thật không may, điều đó có thể là quá nhiều để yêu cầu từ những người tìm cách duy trì và kiểm soát các cơ sở nghệ thuật.

 



Trên đây là bài dịch tiếng Việt của Cambridge 10, Test 2, Passage 3 – Museums of fine art and their public được lấy nguồn từ trang  http://www.tonyenglish.vn/ để phục vụ người tự học.
Ielts Ngân Hoa đang tiến hành hoàn thiện các bài dịch bao gồm bảng từ vựng và giải thích đáp án dần. Các bạn xem các bài làm đầy đủ do Ielts-Ngân Hoa làm Tại Đây.


Dù có cố gắng đến đâu, bài dịch vẫn có thể có sai sót. Rất hoan nghênh sự góp ý của các bạn qua mục comment cuối bài.


Answer with explanation, highlighted vocabularies of Cambridge 10, Test 2, Passage 3 – Museums of fine art and their public

 

Cambridge IELTS 10: Test 3 – Reading Passage 1 – Answer explanation with keyword tables & Translation


Cambridge IELTS 10: Test 2 – Reading Passage 2 – Answer explanation with keyword tables & Translation

 


P/s: Ngoài những bài giảng online cho những người tự học tiếng Anh, Ielts, nếu muốn học kỹ và chất lượng hơn với các lớp học ít người, học phí thấp các bạn có thể tham gia các lớp luyện thi Ielts offline trên đường Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội do chính Ms. Ngân Hoa giảng dạy nhé.



Nếu có thắc mắc hoặc đóng góp thêm cho bài dịch và giải thích, bạn hãy comment bên dưới hoặc đặt câu hỏi trên Group FB dưới đây mà Ms. Ngân Hoa thường viết bài nhé.


This image has an empty alt attribute; its file name is image.png


CÁC KHÓA HỌC OFFLINE CỦA Ms. NGÂN HOA


Hướng dẫn các kỹ năng Ielts
:

Ielts Writing

Ielts Speaking

Ielts Reading

Ielts Listening

Hướng dẫn chung về Ielts


Ngữ pháp tiếng anh

Luyện thi tốt nghiệp THPT & ĐH môn tiếng Anh



Leave a Reply

KHAI GIẢNG CÁC LỚP THÁNG 9

Ielts – Ngân Hoa Facebook

Chat trực tiếp Ms.Ngân Hoa qua Fb (click ảnh)

Categories

KHAI GIẢNG LỚP IELTS

HỌC ONLINE VỚI Ms. NGÂN HOA

error: Content is protected !!