Cam 6, Test 4, Reading Pas 3 – Dịch tiếng Việt – Bullying from crisis management to prevention


Cambridge Ielts 6 – Test 4 – Passage 3

Bullying from crisis management to prevention



———————————-

DỊCH TIẾNG VIỆT



Do chưa có thời gian làm nên bài dịch tạm được lấy nguồn từ trang  http://www.tonyenglish.vn/ để phục vụ người tự học.
Ielts Ngân Hoa đang tiến hành hoàn thiện các bài dịch bao gồm bảng từ vựng và giải thích đáp án dần. Các bạn xem các bài làm đầy đủ do Ielts-Ngân Hoa làm Tại Đây.


Dù có cố gắng đến đâu, bài dịch vẫn có thể có sai sót. Rất hoan nghênh sự góp ý của các bạn qua mục comment cuối bài.



Bullying from crisis management to prevention

Bạo lực học đường: quá trình từ giải quyết khủng hoảng đến ngăn chặn

 

Persistent bullying is one of the worst experiences a child can face. How can it be prevented? Peter Smith, Professor of Psychology at the University of Sheffield, directed the Sheffield Anti-Bullying Intervention Project, funded by the Department for Education. Here he reports on his findings.
   
Tình trạng bị bắt nạt liên tục là một trong những trải nghiệm tệ nhất mà một đứa trẻ có thể gặp phải. Vậy, hiện tượng này có thể được ngăn ngừa bằng cách nào? Peter Smith, Giáo sư Tâm lý học tại Đại học Sheffield, ông chính là người đứng đầu Dự án Can thiệp Ngăn chặn Nạn Bạo lực học đường tại Sheffield do Bộ Giáo dục tài trợ. Trong quá trình thực hiện dự án này, ông đã trình bày những nghiên cứu của mình.
   
A Bullying can take a variety of forms, from the verbal -being taunted or called hurtful names- to the physical- being kicked or shoved- as well as indirect forms, such as being excluded from social groups. A survey I conducted with Irene Whitney found that in British primary schools up to a quarter of pupils reported experience of bullying, which in about one in ten cases was persistent. There was less bullying in secondary schools, with about one in twenty-five suffering persistent bullying, but these cases may be particularly recalcitrant. Bạo lực học đường xảy ra dưới nhiều hình thức: Một là thông qua lời nói – chẳng hạn như bị chế nhạo hoặc bị gán cho những biệt danh tệ hại, Hai là thông qua hành vi xâm phạm thể chất – điển hình như bị đánh – ngoài ra còn tồn tại các hình thức gián tiếp khác, ví dụ như bị cô lập khỏi các nhóm xã hội. Một cuộc khảo sát do ông Peter và bà Irene Whitney thực hiện ở các trường tiểu học Anh cho thấy, có đến ¼ số học sinh thừa nhận là mình đã từng bị bắt nạt, và cứ trong 10 vụ thì có 1 vụ là bị hiếp đáp thường xuyên. Hiện tượng này ở các trường trung học thì ít hơn, trung bình cứ 25 em thì có 1 em thường xuyên bị ức hiếp, những trường hợp này thường là do người bị bắt nạt có ý định chống cự. 
   
B Bullying is clearly unpleasant and can make the child experiencing it feel unworthy and depressed. In extreme cases, it can even lead to suicide, though this is thankfully rare. Victimised pupils are more likely to experience difficulties with interpersonal relationships as adults, while children who persistently bully are more likely to grow up to be physically violent, and convicted of anti-social offences. Bạo lực học đường là một hiện tượng không thể chấp nhận được, hiện tượng này có thể khiến cho những đứa trẻ lầm tưởng rằng mình là người vô dụng, và còn làm cho chúng bị trầm cảm. Trong một số trường hợp vượt quá sức chịu đựng thì nạn bạo lực học đường còn dẫn đến tự sát, tuy nhiên những trường hợp như thế này vẫn chiếm thiểu số. Các em học sinh là nạn nhân của bạo lực học đường khi trưởng thành thường có xu hướng gặp phải khó khăn trong các mối quan hệ xã giao, còn những bọn chuyên bắt nạt người khác khi lớn lên sẽ có chiều hướng cư xử bạo lực và phạm phải các tội mang tính chống đối xã hội.
   
C Until recently, not much was known about the topic, and little help was available to teachers to deal with bullying. Perhaps as a consequence, schools would often deny the problem. ‘There is no bullying at this school’ has been a common refrain, almost certainly all true. Fortunately, more schools are now saying: There is not much bullying here, but when it occurs we have a clear policy for dealing with it.’ Dạo trước, chủ đề này vốn không được nhiều người quan tâm, các giáo viên dường như chẳng muốn nhúng tay vào những tình huống bạo lực. Có lẽ vì thế mà các trường học luôn tìm cách chối bỏ vấn đề này. Điệp khúc “Ở trường chúng tôi không có hiện tượng bắt nạt lẫn nhau đâu” cứ được lặp đi lặp lại suốt, dù cho điều này hoàn toàn là dối trá. May mắn thay, hiện nay các trường học đã chịu thẳng thắn tuyên bố rằng: “Ở trường chúng tôi không mấy khi diễn ra hiện tượng bắt nạt, nhưng nếu nó thật sự xảy ra thì chúng tôi đã có một phương hướng giải quyết nó một cách triệt để.
   
D Three factors are involved in this change. First is an awareness of the severity of the problem. Second, a number of resources to help tackle bullying have become available in Britain. For example, the Scottish Collllcil for Research in Education produced a package of materials, Action Against Bullying, circulated to all schools in England and Wales as well as in Scotland in summer 1992, with a second pack, Supporting Schools Against Bullying, produced the following year. In Ireland, Guidelines on Countering Bullying Behaviour in Post-Primary Schools was published in 1993. Third, there is evidence that these materials work, and that schools can achieve something. This comes from carefully conducted ‘before and after I evaluations of interventions in schools, monitored by a research team. In Norway, after an intervention campaign was introduced nationally, an evaluation of forty-two schools suggested that, over a two-year period, bullying was halved. The Sheffield investigation, which involved sixteen primary schools and seven secondary schools, found that most schools succeeded in reducing bullying. Có ba yếu tố liên quan đến sự thay đổi này. Thứ nhất là nhận thức về mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Thứ hai chính là sự hiện diện của một số tổ chức ở Anh được thành lập nhằm hỗ trợ giải quyết vấn nạn bạo lực học đường. Ví dụ: Hội đồng Nghiên cứu Giáo dục Scotland đã cho lưu hành một gói các tài liệu đến các trường học ở khắp nước Anh, xứ Wales và Scotland vào mùa hè năm 1992, gói tài liệu đó mang tên “Hành động Chống lại Bạo lực học đường”, một năm sau, Hội đồng lại tiếp tục cho lưu hành một gói tài liệu thứ hai có tên gọi là “Hỗ trợ các trường học ngăn chặn nạn hiếp đáp”. Ở Ireland, quyển “Những nguyên tắc cần áp dụng nhằm đối phó hành vi ức hiếp ở các trường hậu tiểu học” được phát hành rộng rãi vào năm 1993. Thứ ba, có bằng chứng cho thấy rằng những tài liệu này thật sự phát huy tác dụng, và các trường học đều đã đạt được những thành quả nhất định. Những thành quả đó được chứng minh thông qua các đánh giá được thực hiện trước và sau khi có sự can thiệp của nhà trường vào các vấn nạn bạo lực do một nhóm nghiên cứu thực hiện. Tại Na Uy, một chiến dịch can thiệp đã được tuyên truyền trên khắp cả nước, sau đó một cuộc đánh giá được thực hiện ở 42 trường cho thấy, trong khoảng thời gian 2 năm, số lượng học sinh bị hiếp đáp đã giảm xuống còn phân nửa. Cuộc điều tra Sheffield tại 16 trường tiểu học và 7 trường trung học cho thấy hầu như các trường đều thành công trong việc giảm thiểu hiện tượng bạo lực học đường.
   
E Evidence suggests that a key step is to develop a policy on bullying, saying clearly what is meant by bullying, and giving explicit guidelines on what will be done if it occurs, what record will be kept, who will be informed, what sanctions will be employed. The policy should be developed through consultation, over a period of time- not just imposed from the head teacher’s office! Pupils, parents and staff should feel they have been involved in the policy, which needs to be disseminated and implemented effectively. Các bằng chứng đã chỉ ra rằng, biện pháp cần thiết nhằm đối phó bạo lực học đường chính là phải phát triển các chính sách trong đó định nghĩa rõ bạo lực học đường là gì, phải đưa ra các đường lối cụ thể hướng dẫn cách xử lý tình huống, những bằng chứng nào cần phải giữ lại, cần báo cáo với ai, các biện pháp chế tài nào sẽ được áp dụng. Chính sách này nên được xây dựng thông qua quá trình bàn bạc kỹ càng và khách quan trong một khoảng thời gian nhất định, chứ không phải dựa trên một quyết định do hiệu trưởng chủ quan đưa ra. Các học sinh, phụ huynh và nhân viên phải được tham gia xây dựng chính sách, và các chính sách này cần được tuyên truyền và thi hành trên thực tế.
   
Other actions can be taken to back up the policy. There are ways of dealing with the topic through the curriculum, using video, drama and literature. These are useful for raising awareness, and can best be tied into early phases of development while the school is starting to discuss the issue of bullying. They are also useful in renewing the policy for new pupils or revising it in the light of experience. But curriculum work alone may only have short-term effects; it should be an addition to policy work, not a substitute. Các hình thức khác nhằm hỗ trợ chính sách cũng có thể được áp dụng. Có rất nhiều phương pháp để đối phó với nạn hiếp đáp thông qua chương trình giảng dạy bằng cách sử dụng video, phim ảnh hoặc văn chương. Các phương tiện này đều nhằm nâng cao nhận thức, và tốt nhất là nên được áp dụng ở giai đoạn mà chính sách mới được phát triển, khi mà trường học chỉ mới bắt đầu quan tâm đến vấn nạn bạo lực học đường. Các phương tiện đó cũng rất hữu ích trong việc thay đổi chính sách cho phù hợp với một số đối tượng mới, hoặc cải tổ chính sách dựa trên những vấn đề phát sinh. Nhưng tác động thông qua chương trình dạy học chỉ đem lại hiệu quả nhất thời; vì thế, phương pháp này nên là một phần của chính sách, chứ không nên đóng vai trò là chính sách thay thế.
   
There are also ways of working with individual pupils, or in small groups. Assertiveness training for pupils who are liable to be victims is worthwhile, and certain approaches to group bullying such as ‘no blame’, can be useful in changing the behaviour of bullying pupils without confronting them directly, although other sanctions may be needed for those who continue with persistent bullying. Ngoài ra chúng ta còn có thể tác động đến cá nhân các học sinh hoặc các nhóm nhỏ. Cần phải rèn luyện tính quyết đoán cho các học sinh có khả năng trở thành nạn nhân, đối với các nhóm học sinh chuyên bắt nạt người khác thì chúng ta có thể áp dụng biện pháp “cấm đổ lỗi” nhằm giúp chúng thay đổi cách cư xử mà không cần phải tác động trực tiếp tới chúng, mặc dù vậy, các biện pháp trừng phạt khác vẫn cần được áp dụng đối với các học sinh có xu hướng tiếp tục hiếp đáp người khác. 
   
Work in the playground is important, too. One helpful step is to train lunchtime supervisors to distinguish bullying from playful fighting and help them break up conflicts. Another possibility is to improve the playground environment so that pupils are less likely to be led into bullying from boredom or frustration. Giải quyết các vấn đề ở khu vui chơi cũng rất quan trọng. Một phương pháp hữu ích là đào tạo những giám thị vào giờ ăn trưa, những người này có nhiệm vụ phải nhận định xem các trẻ em bị bắt nạt hay chỉ đang đùa giỡn và giúp chúng giải quyết xung đột nếu có. Ngoài ra chúng ta cũng nên cải thiện môi trường khu vui chơi, nhờ đó mà các học sinh sẽ ít bị bắt nạt chỉ vì sự buồn chán hay khó chịu của học sinh khác.
   
F With these developments, schools can expect that at least the most serious kinds of bullying can largely be prevented. The more effort put in and the wider the whole school involvement, the more substantial the results are likely to be. The reduction in bullying – and the consequent improvement in pupil happiness- is surely a worthwhile objective. Với những bước tiến này, các trường học có thể tin tưởng rằng ngay cả các dạng bắt nạt nghiêm trọng nhất vẫn có khả năng được ngăn chặn. Một khi càng có nhiều nỗ lực được đặt ra, miễn là nhà trường chấp nhận can thiệp giải quyết vấn đề, thì kết quả đạt được sẽ càng triệt để. Việc giảm thiểu vấn nạn bạo lực học đường dẫn đến kết quả là các em học sinh sẽ cảm thấy vui hơn khi đến trường – và đó đương nhiên là một mục đích cao cả.

 



Trên đây là bài dịch tiếng Việt của Cambridge 6, Test 4, Reading Passage 3 – Bullying from crisis management to prevention   được lấy nguồn từ trang  http://www.tonyenglish.vn/ để phục vụ người tự học.
Ielts Ngân Hoa đang tiến hành hoàn thiện các bài dịch bao gồm bảng từ vựng và giải thích đáp án dần. Các bạn xem các bài làm đầy đủ do Ielts-Ngân Hoa làm Tại Đây.


Dù có cố gắng đến đâu, bài dịch vẫn có thể có sai sót. Rất hoan nghênh sự góp ý của các bạn qua mục comment cuối bài.


Answer with explanation, highlighted vocabularies of Cambridge 6, Test 4, Reading Passage 3 – Bullying from crisis management to prevention

 

Cambridge IELTS 7: Test 1 – Reading Passage 1 – Answer explanation with keyword tables & Translation


Cambridge IELTS 6: Test 4 – Reading Passage 2 – Answer explanation with keyword tables & Translation

 


P/s: Ngoài những bài giảng online cho những người tự học tiếng Anh, Ielts, nếu muốn học kỹ và chất lượng hơn với các lớp học ít người, học phí thấp các bạn có thể tham gia các lớp luyện thi Ielts offline trên đường Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội do chính Ms. Ngân Hoa giảng dạy nhé.




Nếu có thắc mắc hoặc đóng góp thêm cho bài dịch và giải thích, bạn hãy comment bên dưới hoặc đặt câu hỏi trên Group FB dưới đây mà Ms. Ngân Hoa thường viết bài nhé.

This image has an empty alt attribute; its file name is image.png



CÁC KHÓA HỌC OFFLINE CỦA Ms. NGÂN HOA


Hướng dẫn các kỹ năng Ielts:

Ielts Writing

Ielts Speaking

Ielts Reading

Ielts Listening

Hướng dẫn chung về Ielts

Academic vocabularies


Ngữ pháp

Luyện thi tốt nghiệp THPT & ĐH



Leave a Reply

KHAI GIẢNG CÁC LỚP THÁNG 9

Ielts – Ngân Hoa Facebook

Chat trực tiếp Ms.Ngân Hoa qua Fb (click ảnh)

Categories

KHAI GIẢNG LỚP IELTS

HỌC ONLINE VỚI Ms. NGÂN HOA

error: Content is protected !!