Cambridge Ielts 1 – Test 3 – Passage 3
A Workaholic Economy
———————————-
DỊCH TIẾNG VIỆT
Do chưa có thời gian làm nên bài dịch tạm được lấy nguồn từ trang http://www.tonyenglish.vn/ để phục vụ người tự học.
Ielts Ngân Hoa đang tiến hành hoàn thiện các bài dịch bao gồm bảng từ vựng và giải thích đáp án dần. Các bạn xem các bài làm đầy đủ do Ielts-Ngân Hoa làm Tại Đây.
Dù có cố gắng đến đâu, bài dịch vẫn có thể có sai sót. Rất hoan nghênh sự góp ý của các bạn qua mục comment cuối bài.
A Workaholic Economy
Một nền kinh tế nghiện làm việc
For the first century or so of the industrial revolution, increased productivity led to decreases in working hours. Employees who had been putting in 12-hour days, six days a week, found their time on the job shrinking to 10 hours daily, then finally to eight hours, five days a week. Only a generation ago social planners worried about what people would do with all this new-found free time. In the US, at least it seems they need not have bothered. | Trong khoảng một thế kỷ đầu của các cuộc cách mạng công nghiệp, việc tăng năng suất lao động đã dẫn đến việc giảm số giờ làm việc. Các công nhân từng bị làm việc trong 12 giờ một ngày, sáu ngày một tuần, đã được thu hẹp giờ làm việc còn 10 giờ một ngày sau đó và cuối cùng là tám giờ một ngày, năm ngày một tuần. Chỉ cách đây một thế hệ thôi, các nhà hoạch định xã hội luôn lo lắng là chúng sẽ làm gì với tất cả thời gian rãnh rỗi mới được tìm thấy này. Nhưng ít nhất là tại Mỹ, thì có vẻ mọi người không cần phải bận tâm lắm về việc này. |
Although the output per hour of work has more than doubled since 1945, leisure seems reserved largely for the unemployed and underemployed. Those who work full-time spend as much time on the job as they did at the end of World War II. In fact, working hours have increased noticeably since 1970 — perhaps because real wages have stagnated since that year. Bookstores now abound with manuals describing how to manage time and cope with stress. | Mặc dù sản lượng mỗi giờ làm việc đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 1945, dường như nhu cầu giải trí chỉ dành phần lớn cho những người thất nghiệp và thiếu việc làm. Những người làm việc toàn thời gian thì dành nhiều thời gian vào công việc hơn so với thời kỳ cuối Thế chiến II. Trên thực tế, giờ làm việc đã tăng lên đáng kể từ năm 1970 – có lẽ bởi vì tiền lương thực tế đã chững lại kể từ năm đó. Giờ các nhà sách tràn ngập các hướng dẫn mô tả làm thế nào để quản lý thời gian và cách đối phó với sự căng thẳng. |
There are several reasons for lost leisure. Since 1979, companies have responded to improvements in the business climate by having employees work overtime rather than by hiring extra personnel, says economist Juliet B. Schor of Harvard University. Indeed, the current economic recovery has gained a certain amount of notoriety for its “jobless” nature: increased production has been almost entirely decoupled from employment. Some firms are even downsizing as their profits climb. “All things being equal, we’d be better off spreading around the work,” observes labour economist Ronald G. Ehrenberg of Cornell University. | Có nhiều lý do cho những thú vui bị mất. Từ năm 1979, các công ty đã cải thiện môi trường kinh doanh của mình bằng việc thuê nhân viên làm thêm giờ chứ không cách thêm người. Thật vậy, sự phục hồi kinh tế hiện nay đã bị một số tai tiếng với tình trạng “thất nghiệp” như việc sản xuất gia tăng được gần như hoàn toàn tách rời khỏi việc làm. Một số công ty thậm chí còn giảm biên chế khi đạt được lợi nhuận. “Khi tất cả mọi thứ cân bằng thì chúng ta nên dừng việc tăng giờ làm việc cho công nhân,” nhà kinh tế quan sát công nhân Ronald G. Ehrenberg của đại học Cornell. |
Yet a host of factors pushes employers to hire fewer workers for more hours and at the same time compels workers to spend more time on the job. Most of those incentives involve what Ehrenberg calls the structure of compensation: quirks in the way salaries and benefits are organised that make it more profitable to ask 40 employees to labour an extra hour each than to hire one more worker to do the same 40-hour job. | Tuy nhiên, một loạt các yếu tố có thể thúc đẩy các doanh nghiệm sử dụng nhân công lao động ít hơn đồng thời, buộc họ phải làm việc nhiều hơn. Hầu hết những động cơ liên quan đến những gì mà Ehrenberg gọi là cấu trúc của tiền bồi thường là cách trả lương và lợi ích được tổ chức sao cho có lợi hơn để doanh nghiệp có thể yêu cầu 40 công nhân làm thêm 1 giờ hơn là thuê thêm một công nhân để làm cùng 1 công việc đó trong 40 giờ. |
Professional and managerial employees supply the most obvious lesson along these lines. Once people are on salary, their cost to a firm is the same whether they spend 35 hours a week in the office or 70. Diminishing returns may eventually set in as overworked employees lose efficiency or leave for more arable pastures. But in the short run, the employer’s incentive is clear. Even hourly employees receive benefits – such as pension contributions and medical insurance – that are not tied to the number of hours they work. Therefore, it is more profitable for employers to work their existing employees harder. | Các nhân viên chuyên nghiệp và các nhà quản lý là các ví dụ rõ ràng nhất trong loại hình này. Khi mọi người làm vì tiền lương thì chi phí của họ cho công ty là như nhau cho dù họ dành 35 giờ một tuần trong văn phòng hay 70 giờ cũng vậy thôi. Lợi nhuận giảm dần rút cuộc là do việc công nhân làm việc quá nhiều dẫn tới hiệu quả thấp hoặc do nghỉ việc để tìm kiếm những cơ hội khác tốt hơn. Nhưng trong ngắn hạn, thì động cơ của các doanh nghiệp là rõ ràng. Ngay cả nhân viên làm theo giờ được nhận các lợi ích như trợ cấp lương hưu và bảo hiểm y tế cũng không bị bó buột vào số giờ làm việc. Vì vậy, để có lợi hơn các doanh nghiệp thường phải làm việc với các nhân viên hiện có của mình. |
For all that employees complain about long hours, they too have reasons not to trade money for leisure. “People who work reduced hours pay a huge penalty in career terms,” Schor maintains. “It’s taken as a negative signal’ about their commitment to the firm.’ [Lotte] Bailyn [of Massachusetts Institute of Technology] adds that many corporate managers find it difficult to measure the contribution of their underlings to a firm’s well-being, so they use the number of hours worked as a proxy for output. “Employees know this,” she says, and they adjust their behaviour accordingly. | Đối với tất cả các nhân viên phàn nàn về giờ làm việc thì họ cũng có lý do để không tiêu tiền bạc cho giải trí. “Những ai giảm giờ sẽ phải trả giá rất lớn trong sự nghiệp của mình” Schor cho biết thêm. Vì đó là một dấu hiệu tiêu cực ‘về cam kết của họ đối với công ty. [Lotte] Bailyn [của Viện Công nghệ Massachusetts] cho biết thêm rằng nhiều nhà quản lý công ty thấy rất khó khăn để đo lường sự đóng góp của cấp dưới của mình cho sự phát triển của công ty tốt, do đó, họ sử dụng số giờ làm việc như là một thông số đại diện cho kết quả đầu ra. “Các nhân viên biết điều này,” cô nói, và họ phải điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. |
“Although the image of the good worker is the one whose life belongs to the company,” Bailyn says, “it doesn’t fit the facts.’ She cites both quantitative and qualitative studies that show increased productivity for part-time workers: they make better use of the time they have and they are less likely to succumb to fatigue in stressful jobs. Companies that employ more workers for less time also gain from the resulting redundancy, she asserts. “The extra people can cover the contingencies that you know are going to happen, such as when crises take people away from the workplace.” Positive experiences with reduced hours have begun to change the more-is-better culture at some companies, Schor reports. | “Mặc dù hình ảnh một nhân viên tốt là người suốt đời thuộc về công ty nhưng nó không còn phù hợp nữa” Bailyn nói. Cô cho rằng cả hai nghiên cứu định lượng và định tính đều cho thấy kết quả của việc tăng năng suất đối với người lao động bán thời gian là họ tận dụng tốt hơn thời gian mà họ có, và họ có thể chống chọi với sự mệt mỏi trong công việc căng thẳng. Cô cũng khẳng định rằng các công ty mà sử dụng nhiều lao động trong thời gian ít hơn sẽ có nguy cơ dẫn tới tình trạng xa thải nhân viên. “Những người phụ này có thể giúp bạn dự trù các bất trắc có thể xảy ra, chẳng hạn như khi mất người khi bị khủng hoảng”. Một số công ty đã có cái nhìn tiến bộ hơn về việc giảm giờ làm việc để đã bắt đầu thay đổi văn hóa “hơn-là-tốt hơn”, theo báo cáo của Schor cho biết. |
Larger firms, in particular, appear to be more willing to experiment with flexible working arrangements… | Đặc biệt các doanh nghiệp lớn hơn dường như đã sẵn sàng để thử nghiệm với thỏa thuận làm việc linh hoạt… |
It may take even more than changes in the financial and cultural structures of employment for workers successfully to trade increased productivity and money for leisure time, Schor contends. She says the U.S. market for goods has become skewed by the assumption of full-time, two-career households. Automobile makers no longer manufacture cheap models, and developers do not build the tiny bungalows that served the first postwar generation of home buyers. Not even the humblest household object is made without a microprocessor. As Schor notes, the situation is a curious inversion of the “appropriate technology” vision that designers have had for developing countries: U.S. goods are appropriate only for high incomes and long hours. — Paul Walluh. |
Điều này sẽ làm thay đổi rất nhiều trong cấu trúc tài chính và văn hóa tuyển dụng công ty để có thể làm tăng năng suất và tiêu nhiều tiền hơn cho thời gian giải trí, theo báo cáo của Schor. Cô cho biết thị trường hàng hóa ở Hoa Kỳ đối đã trở nên sai lệch bởi việc giả định các hộ gia đình làm việc toàn thời gian hay làm 2 việc cùng lúc. Các nhà sản xuất ô tô đã không còn sản xuất mô hình giá rẻ nữa, và các nhà phát triển cũng không xây các nhà gỗ nhỏ, loại rất phổ biến ở các thế hệ hậu chiến đầu tiên. Ngay cả các đối tượng hộ gia đình khiêm tốn nhất cũng đều dùng máy vi xử lý. Như Schor cho biết tình hình này là một đảo ngược kỳ lạ của tầm nhìn “công nghệ phù hợp” khi các nhà thiết kế đã tạo ra cho các nước đang phát triển thấy rằng: hàng hóa Mỹ chỉ thích hợp đối với những người có thu nhập cao và làm việc nhiều giờ. — Paul Walluh. |
Trên đây là bài dịch tiếng Việt của Cambridge 1, Test 3, Reading Passage 3 – A Workaholic Economy được lấy nguồn từ trang http://www.tonyenglish.vn/ để phục vụ người tự học.
Ielts Ngân Hoa đang tiến hành hoàn thiện các bài dịch bao gồm bảng từ vựng và giải thích đáp án dần. Các bạn xem các bài làm đầy đủ do Ielts-Ngân Hoa làm Tại Đây.
Dù có cố gắng đến đâu, bài dịch vẫn có thể có sai sót. Rất hoan nghênh sự góp ý của các bạn qua mục comment cuối bài.
Answer with explanation, highlighted vocabularies of Cambridge 1, Test 3, Reading Passage 3 – A Workaholic Economy
Cambridge IELTS 1: Test 4 – Reading Passage 1 – Answer explanation with keyword tables & Translation
Cambridge IELTS 1: Test 3 – Reading Passage 2 – Answer explanation with keyword tables & Translation
P/s: Ngoài những bài giảng online cho những người tự học tiếng Anh, Ielts, nếu muốn học kỹ và chất lượng hơn với các lớp học ít người, học phí thấp các bạn có thể tham gia các lớp luyện thi Ielts offline trên đường Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội do chính Ms. Ngân Hoa giảng dạy nhé.
Nếu có thắc mắc hoặc đóng góp thêm cho bài dịch và giải thích, bạn hãy comment bên dưới hoặc đặt câu hỏi trên Group FB dưới đây mà Ms. Ngân Hoa thường viết bài nhé.
CÁC KHÓA HỌC OFFLINE CỦA Ms. NGÂN HOA
Hướng dẫn các kỹ năng Ielts: