IELTS LISTENING – PHƯƠNG PHÁP ĐỂ ĐẠT ĐIỂM CAO

Một điều không thể phủ nhận đối với phần lớn học sinh Việt Nam thì kỹ năng nghe thường là kỹ năng khó nhất. Để vượt qua khó khăn này và đạt được điểm cao trong phần thi Listening, các em cần phải có chiến lược ôn luyện và làm bài đúng đắn. Sau đây là một số gợi ý, phương pháp để các em có thể nâng được mức điểm phần Listening Ielts lên cao nhất.

  1. Listen, tập trung và viết ra

Không giống như những dạng bài test thông thường, Ielts listening đòi hỏi có độ tập trung và tốc độ nghe cao. Trong phần thi listening, có 3 điều các em cần phải làm tốt trong cùng một thời gian đó là nghe nhìn và viết. Việc này đã tạo nên thách thức lớn cho những thí sinh tham dự Ielts listening test.

Trong bất kỳ một bài listening test nào, việc xem kỹ các câu hỏi trước là cần thiết, nó sẽ giúp các em dự đoán được rất nhiều điều, kể cả những gì sắp được nghe hoặc những câu trả lời được yêu cầu.

2. Chiến lược cơ bản làm bài Ielts Listening Test

Trước khi bắt đầu làm bài, các em cần đọc lướt qua toàn bộ nội dung/câu hỏi của bài. Hãy chú ý đến những key words và gạch chân chúng để khi các em nghe thấy các từ này thì câu trả lời sẽ được  tìm ra một cách nhanh chóng.  Bằng cách gạch chân những từ khóa này các em cũng có thể đoán được phần nào nội dung của bài nghe sẽ đề cập đến cái gì. Ví dụ, nếu các em thấy trong các câu hỏi có các từ như:  visits, places, reserve, seat, people, thì nó gợi ý rằng nội dung bài sẽ về một chuyến du lịch, và ai đó đang sắp xếp đặt đặt vé cho tour đó. Các thông tin cung cấp sẽ là liên quan đến tour đó, có thể bao gồm số lượng vé, số người, sự đặt vé trước, tên hoặc đặc điểm của địa danh…

3. Từ khóa trong Ielts là gì?

Chúng là những từ ngữ mà có thể giúp cho các em trả lời được câu hỏi. Từ khóa có thể là tên riêng, địa danh, một con số hay một sự miêu tả xuất hiện trong bảng câu hỏi (question paper). Key word có thể là một từ, nhưng cũng có thể biến đổi theo nội dung của bài, không dài quá ba từ. Chúng cung cấp cho các em manh mối để trả lời câu hỏi của bài nói hoặc đoạn hội thoại trong Ielts listening.

Trong khi nghe, các em nên tập trung vào ít nhất là hai từ khóa trong cùng một thời điểm. Bởi vì đôi khi người nói (speaker) có thể hoán đổi thông tin, đôi khi thứ tự từ khóa được nói ra không đúng với thứ tự sắp xếp trong bảng câu hỏi. Ví dụ, trong bảng dưới đây speaker có thể nêu tên của họ trước số Card, nếu các em tập trung cả vào hai từ khóa là số Card và tên các em sẽ không bị vuột mất thông tin speaker cung cấp.

Identification and security check: Goodwood Card Service
Card number: 61938 ___  9928100
Name: _____________
Postcode: ____________
Address: _______ Williams Street, Sydney
Date of Birth: 20 Aug ___________
Mother’s last name _____________

Rất dễ dàng để nhận biết được từ khóa trong bảng trên là: Card number, Name, Postcode, Address, Date of birth, Mother’s last name.

Do đó khi speaker đề cập đến số card hay tên thì các em sẽ biết được những thông tin về số card hay tên đang được nêu ra. Ngay lúc này các em cần phải tập trung vào những gì đang được đề cập đó là con số hay tên riêng để có thể trả lời câu hỏi. Ngay khi speaker nêu rõ thông tin, các em hãy điền ngay thông tin vào câu trả lời càng nhanh càng tốt để có thể chuyển sang tập trung cho câu hỏi kế tiếp.

Từ khóa tiếp theo của bảng trên là “Name” và “Postcode”, vậy các em hãy chờ cho đến khi speaker đề cập đến “Name” hoặc “Postcode” trong bài nói. Ngay khi thông tin về “Name” hay “Postcode” được đề cập đến, các em hãy sẵn sàng để ghi chúng xuống.  Từ khóa của tên chỉ có thể là những chữ cái, từ khóa của “Postcode” thì sẽ là những con số, đó là những manh mối để các em mong đợi tiếp nhận thông tin từ speaker để trả lời câu hỏi. Sau khi trả lời xong câu hỏi, hãy quay lại ngay với bảng câu hỏi để tập trung cho những câu kế tiếp.

Từ khóa kế tiếp sẽ là “Postcode” và “Address”. Những thông tin mà các em mong đợi cho hai từ khóa này sẽ là những con số, tên đường…. Và ngay khi speaker đề cập đến những con số, các em phải tập trung và phân biệt nó là cho Postcode hay Address để điền vào câu trả lời.

Đối với hai câu hỏi là “Date of Birth” và “Mother’s last name”, các em có thể sử dụng phương pháp như sau để đoán từ khóa. Đó là phương pháp thay từ vào trong câu hỏi.

Phương pháp này giúp các em tìm ra những thông tin mà các em cần để nghe.  Ví dụ, trong khi đọc bảng câu hỏi trên, các em có thể biến đổi thành những câu hỏi như sau:

  1. What are the missing numbers in the credit card?
  2. What is the postcode?
  3. What is the house number?
  4. What is the caller’s date of birth?
  5. What is his/her mother’s last name?

Bằng phương pháp này các em sẽ có thêm cách tiếp cận câu hỏi và chọn lọc thông tin để trả lời.

Các em cũng nên chú ý đến đặc điểm thông tin của những câu hỏi. Ví dụ như ở bảng trên thì thông tin của “credit card number”, “post code” và “date of birth” là những con số. “Address” sẽ là sự kết hợp giữa những con số và từ, “Mother’s last name” thì chỉ bao gồm duy nhất là từ.

Các em cũng cần nhận biết được những dấu hiệu khi speaker sẽ nêu những thông tin để trả lời câu hỏi như sau:

  • Nhấn mạnh từ ngữ – khi speaker nhấn mạnh vào từ ngữ nói thì có nghĩa đó là những từ quan trọng trong bài nói.
  • Lặp lại từ ngữ – đôi khi speaker lặp đi lặp lại từ nào đó thì đó chính là những từ quan trọng của bài nói.
  • Sửa từ/thông tin – đôi khi speaker sửa/đính chính lại từ nào đó thì đó cũng chính là những từ quan trọng của bài nói.

4. Phương pháp trả lời câu hỏi về tên riêng trong Ielts listening test

Khi cần phải viết tên riêng nào đó trong câu hỏi khi nghe speaker nêu ra, các em hãy viết ngay nó ra càng nhanh càng tốt, không nên quá quan tâm là các em viết ra sai hay đúng. Thông thường trong các dạng câu hỏi về họ và tên, speaker sẽ đánh vần và có thể lặp lại từng chữ cái và việc của các em chỉ là ghi lại những chữ cái đó. Tuy nhiên, các em nên viết ngay tên khi nghe thấy chứ không đợi cho đến khi speaker đánh vần. Các em sẽ check  và sửa lại khi speaker đánh vần hoặc lặp lại danh từ đó. Nếu speaker không đánh vần hay lặp lại, hãy bỏ qua, tiếp tục làm các câu hỏi khác và quay lại cân nhắc nó sau khi các em kết thúc bài làm. Các em cũng áp dụng tương tự như vậy cho các câu hỏi cho danh từ hoặc địa điểm.

5. Phương pháp trả lời dạng câu hỏi về biểu đồ

Đây là loại câu hỏi mà thông tin đưa ra phức tạp, dễ nhầm lẫn. Ngay khi bắt đầu, các em cần xem ngay những câu hỏi và xác định chính xác các câu hỏi nằm ở chỗ nào, vì đôi khi chúng sẽ được phân bổ với biểu đồ một cách ngẫu nhiên. Tìm ra các từ khóa và gạch chân chúng và tập trung vào hai câu hỏi liền nhau cùng một lúc như đã nêu ở trên.

6. Phương pháp trả lời dạng câu hỏi có nhiều lựa chọn (multiple choice)

Khi đọc câu hỏi, các em hãy gạch chân những điểm khác biệt chính của các lựa chọn để nhận diện những thông tin cần lưu ý khi nghe.

Ví dụ:  She didn’t finished assignment because,

  • She was doing her work and other assignments.
  • She had a big assignment.
  • Didn’t spent time in the library.
  • Phương pháp trả lời câu hỏi trong đoạn hội thoại có nhiều người nói (agreement/disagreement type questions)

Ở thể loại này tên của những người tham gia hội thoại sẽ được đề cập đến. Các em cần phải nhận diện được những khác biệt của từng giọng nói. Câu hỏi sẽ được đưa ra sau khi kết thúc cuộc hội thoại.

Sử dụng phương pháp loại trừ để trả lời cho các câu hỏi về đồng ý hay không đồng ý của những người trong hội thoại. Phương pháp này hữu hiệu trong câu hỏi có nhiều lựa chọn và phải đảm bảo là các em biết đúng tên của người nói.

Khi một người tham gia hội thoại nêu ra lựa chọn của họ, hãy viết ra lựa chọn và gạch tên của người đó. Khi đó các em đã có câu trả lời cho một người  và loại trừ được người đó khỏi sự cân nhắc cho những thông tin tiếp theo. Tiếp tục như thế với những người nói tiếp theo.

Phương pháp này giúp các em giảm được số lượng lựa chọn sau mỗi lần trả lời và theo đó độ khó của câu hỏi cũng giảm dần. Những câu hỏi dạng này khó khăn khi bắt đầu nhưng càng gần kết thúc thì câu trả lời càng trở nên dễ cùng với tiến trình loại trừ dần.

7. Phương pháp luyện tập kỹ năng listening

Có rất nhiều phương pháp luyện tập nhưng cô thấy phương pháp vừa nghe vừa chép chính tả như của bạn Ngọc Bách đã chia sẻ rất hữu hiệu. Các em vừa nghe vừa chép chính tả sau đó so lại với transcripts xem có đúng hay không. Cách này vất vả ở thời gian đầu nhưng hiệu quả lại rất cao, nó giúp chúng ta luyện tập nghe kỹ từng âm, không bỏ sót từ không nhấn, phân biệt tốt các ending sound, số nhiều số ít….

Sau khi nghe tốt các em có thể luyện nói bằng cách đọc theo ngữ điệu của người nói và thu âm lại. Sau đó bật và so với clip/audio, chỗ nào chưa được thì sửa và thu âm lại cho đến khi bằng giống thì thôi. Cách này sẽ giúp các em có được giọng nói tiếng Anh chuẩn với ngữ điệu và phát âm như người bản ngữ.

<Sưu tầm>



Leave a Reply

KHAI GIẢNG CÁC LỚP THÁNG 9

Ielts – Ngân Hoa Facebook

Chat trực tiếp Ms.Ngân Hoa qua Fb (click ảnh)

Categories

KHAI GIẢNG LỚP IELTS

HỌC ONLINE VỚI Ms. NGÂN HOA

error: Content is protected !!