Cam 9, Test 2, Reading Pas 1 – Dịch tiếng Việt – Children with auditory problems



Cambridge Ielts 9 – Test 2 – Passage 1


Children with auditory problems

 

———————————-

DỊCH TIẾNG VIỆT



Do chưa có thời gian làm nên bài dịch tạm được lấy nguồn từ trang  http://www.tonyenglish.vn/ để phục vụ người tự học.
Ielts Ngân Hoa đang tiến hành hoàn thiện các bài dịch bao gồm bảng từ vựng và giải thích đáp án dần. Các bạn xem các bài làm đầy đủ do Ielts-Ngân Hoa làm Tại Đây.


Dù có cố gắng đến đâu, bài dịch vẫn có thể có sai sót. Rất hoan nghênh sự góp ý của các bạn qua mục comment cuối bài.



Children with auditory problems

Trẻ em với các vấn đề về thính giác

 

A
Hearing impairment or other auditory function deficit in young children can have a major impact on their development of speech and communication, resulting in a detrimental effect on their ability to learn at school. This is likely to have major consequences for the individual and the population as a whole. The New Zealand Ministry of Health has found from research carried out over two decades that 6-10% of children in that country are affected by hearing loss.
Khiếm thính hoặc việc suy giảm chức năng thính giác ở trẻ nhỏ có thể sẽ tạo một tác động lớn đến sự phát triển giao tiếp và vấn đề phát âm ở trẻ gây bất lợi về khả năng học tập ở trường. Điều này có thể có những hậu quả to lớn cho từng cá nhân nói riêng cũng toàn xã hội nói chung. Từ các nghiên cứu thực hiện trong vòng hai thập kỷ qua, Bộ Y tế New Zealand đã phát hiện ra rằng có khoảng 6-10% trẻ em trong nước bị mất điếc.
   
B
A preliminary study in New Zealand has shown that classroom noise presents a major concern for teachers and pupils. Modern teaching practices, the organization of desks in the classroom, poor classroom acoustics, and mechanical means of ventilation such as air-conditioning units all contribute to the number of children unable to comprehend the teachers voice. Education researchers Nelson and Soli have also suggested that recent trends in learning often involve collaborative interactions of multiple minds and tools as much as individual possession of information. This all amounts to heightened activity and noise levels, which have the potential to be particularly serious for children experiencing auditory function deficit. Noise in classrooms can only exacerbate their difficulty in comprehending and processing verbal communication with other children and instructions from the teacher.
Một nghiên cứu sơ bộ ở New Zealand đã chỉ ra rằng tiếng ồn trong lớp là mối quan ngại lớn cho giáo viên và học sinh. Tất cả các tiếng ồn liên quan đến việc sắp xếp bàn ghế, việc thiếu cách âm giữa các lớp học hay từ các thiết bị thông gió như máy lạnh trong lớp là nguyên nhân vì sao có rất nhiều học sinh không thể nghe giọng thầy cô giảng bài. Các nhà nghiên cứu giáo dục Nelson và Soli cũng đã gợi ý rằng xu hướng gần đây trong học tập thường liên quan đến việc làm việc nhóm với việc sử dụng càng nhiều thông tin cá nhân càng tốt. Điều này làm cho lớp học ngày càng ồn hơn, có thể là nguyên nhân dẫn đến việc suy giảm thính giác ở trẻ một cách nghiệm trọng. Tiếng ồn trong lớp học có thể sẽ làm cho trẻ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc hiểu và xử lý thông tin liên lạc bằng lời nói với các trẻ khác và các hướng dẫn từ giáo viên.
   
C
Children with auditory function deficit are potentially failing to learn to their maximum potential because of noise levels generated in classrooms. The effects of noise on the ability of children to team effectively in typical classroom environments are now the subject of increasing concern. The International Institute of Noise Control Engineering(I-INCE), on the advice of the World Health Organization, has established an international working party, which includes New Zealand, to evaluate noise and reverberation control for school rooms.
Trẻ em bị thiếu chức năng thính giác có khả năng không phát huy tối đa tiềm năng của mình trong việc học vì tiếng ồn tạo ra trong lớp học. Những ảnh hưởng của tiếng ồn làm ảnh hưởng đến khả năng học tập hiệu quả của trẻ trong môi trường lớp học hiện nay đã được mọi người quan tâm ngày càng cao. Viện quốc tế Công Nghệ Kiểm soát tiếng ồn (I-Ince), theo lời khuyên của Tổ chức Y tế Thế giới, đã thành lập một nhóm công tác quốc tế, trong đó bao gồm New Zealand, để đánh giá tiếng ồn và kiểm soát tiếng vang cho các phòng học.
   
D
While the detrimental effects of noise in classroom situations are not limited to children experiencing disability, those with a disability that affects their processing of speech and verbal communication could be extremely vulnerable. The auditory function deficits in question include hearing impairment, autistic spectrum disorders (ASD) and attention deficit disorders MDD/ADHD).
Trong khi các tác động có hại của tiếng ồn trong các lớp học chưa được kiểm soát tốt thì những trẻ bị khuyết tật trong giao tiếp có thể sẽ bị tổn thương ghê gớm. Các chứng thiếu hụt chức năng thính giác được đề cập bao gồm sự suy giảm thính giác, chứng rối loạn tự kỷ (ASD) và các rối loạn thiếu chú ý (ADD / ADHD).
   
E
Autism is considered a neurological and genetic life-long disorder that causes discrepancies in the way information is processed. This disorder is characterized by interlinking problems with social imaginations, social communication and social interaction. According to Jenzen, this affects the ability to understand and relate in typical ways to people, understand events and objects in the environment, and understand or respond to sensory stimuli. Autism does not allow learning or thinking in the same ways as in children who are developing normally.

Autistic spectrum disorders often result in major difficulties in comprehending verbal information and speech processing. Those experiencing these disorders often find sounds such as crowd noise and the noise generated by machinery painful and distressing. This is difficult to scientifically quantify as such extra-sensory stimuli vary greatly from one autistic individual to another. But a child who finds any type of noise in their classroom or learning space intrusive is likely to be adversely affected in their ability to process information.
Chứng tự kỷ được xem là sự rối loạn lâu dài về thần kinh và di truyền gây ra sự khác biệt trong cách thức thông tin được xử lý. Rối loạn này được xác định bởi các vấn đề liên kết với trí tưởng tượng xã hội, giao tiếp xã hội và tương tác xã hội. Theo Janzen, điều này ảnh hưởng đến khả năng hiểu ở một số người về các sự kiện và đối tượng trong một môi trường cụ thể cũng như việc hiểu hay phản ứng lại với các kích thích cảm giác. Việc tự kỷ không cho phép trẻ học hay suy nghĩ theo những cách phát triển bình thường.
Rối loạn tự kỷ thường dẫn đến những khó khăn rất lớn trong việc hiểu thông tin bằng lời nói và xử lý tiếng nói. Những kiểu rối loạn thường tìm thấy là những âm thanh như tiếng ồn đám đông, tiếng ồn tạo ra bởi máy móc hay tiếng kêu đau đớn. Điều này làm các nhà khoa học rất khó khăn trong việc định lượng những kiểu kích thích ngoài giác quan như vậy mà điều này có thể thay đổi rất nhiều từ một cá nhân tự này đến cá nhân tự kỷ khác. Nhưng khi một đứa trẻ khi phát hiện bất kỳ loại tiếng ồn nào trong lớp học hoặc không gian học tập của mình bị xâm nhập có thể sẽ bị ảnh hưởng xấu đến khả năng xử lý thông tin.
   
F
The attention deficit disorders are indicative of neurological and genetic disorders and are characterized by difficulties with sustaining attention, effort and persistence, organization skills and disinhibition. Children experiencing these disorders find it difficult to screen out unimportant information, and focus on everything in the environment rather than attending to a single activity. Background noise in the classroom becomes a major distraction, which can affect their ability to concentrate.
Các rối loạn thiếu chú ý là biểu hiện của rối loạn thần kinh và di truyền và được đặc trưng bởi những khó khăn với việc duy trì sự quan tâm, nỗ lực và kiên trì, kỹ năng tổ chức và ức chế. Trẻ gặp những rối loạn như vậy sẽ cảm thấy khó khăn để lọc ra những thông tin không quan trọng, và tập trung vào mọi thứ trong môi trường học tập hơn là phải tham dự một hoạt động đơn lẻ nào. Việc gây tiếng ồn trong lớp học đã trở thành một sự phân tâm lớn, có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung.
   
G
Children experiencing an auditory function deficit can often End speech and communication very difficult to isolate and process when set against high levels of background noise. These levels come from outside activities that penetrate the classroom structure, from teaching activities, and other noise generated inside, which can be exacerbated by room reverberation. Strategies are needed to obtain the optimum classroom construction and perhaps a change in classroom culture and methods of teaching. ln particular, the effects of noisy classrooms and activities on those experiencing disabilities in the form of auditory function deficit need thorough investigation. It is probable that many undiagnosed children exist in the education system with ‘invisible’ disabilities. Their needs are less likely to be met than those of children with known disabilities.
Trẻ gặp vấn đề thiếu chức năng thính giác thường cảm thấy việc nói và giao tiếp rất khó để cô lập và xử lý khi phải đối phó với mức độ cao của tiếng ồn xung quanh. Các mức này đến từ các hoạt động bên ngoài mà thâm nhập vào các cấu trúc lớp học, từ các hoạt động giảng dạy, và tiếng ồn khác tạo ra bên trong, có thể làm trầm trọng hơn bởi âm vang trong phòng. Chúng ta nhất thiết phải có những chiến lược để có thể xây dựng lớp học tối ưu và có lẽ nên thay đổi văn hóa và phương pháp giảng dạy trong lớp học. Đặc biệt, những tác động của các lớp học ồn ào và các hoạt động trên ảnh hưởng đến những trẻ bị thiếm thính cần phải được điều tra kỹ lưỡng hơn. Có thể là nhiều trẻ em không được chẩn đoán vẫn tồn tại trong hệ thống giáo dục khuyết tật “vô hình” này. Nhu cầu của họ ít có khả năng được đáp ứng hơn so với những trẻ em khuyết tật được biết đến.
   
H
The New Zealand Government has developed a New Zealand Disability Strategy and has embarked on a wide-ranging consultation process. The strategy recognizes that people experiencing disability face significant barriers in achieving a full quality of life in areas such as attitude, education, employment and access to services. Objective 3 of the New Zealand Disability Strategy is to ’Provide the Best Education for Disabled People’ by improving education so that all children, youth learners and adult learners will have equal opportunities to learn and develop within their already existing local school. For a successful education, the learning environment is vitally significant, so any effort to improve this is likely to be of great benefit to all children, but especially to those with auditory function disabilities.
Chính phủ New Zealand đã phát triển một chiến lược khuyết tật New Zealand mới và đã bắt tay vào quá trình tham vấn rộng rãi. Chiến lược này nhận ra rằng những người trải qua tình trạng khuyết tật phải đối mặt với những rào cản lớn trong việc đạt được một chất lượng đầy đủ của cuộc sống trong các lĩnh vực như thái độ, giáo dục, việc làm và tiếp cận với các dịch vụ. Mục tiêu thứ 3 của Chiến lược khuyết tật New Zealand là ‘Cung cấp giáo dục tốt nhất cho người tàn tật’ bằng cách cải thiện giáo dục để tất cả trẻ em, thanh niên và học viên người lớn có cơ hội bình đẳng để học hỏi và phát triển trong các trường học địa phương có sẵn. Đối với một nền giáo dục thành công, môi trường học tập là vô cùng quan trọng, vì vậy bất kỳ nỗ lực để cải thiện điều này có thể sẽ là lợi ích rất lớn cho tất cả trẻ em, nhưng đặc biệt là với những trẻ có khuyết tật chức năng thính giác.
   
I
A number of countries are already in the process of formulating their own standards for the control and reduction of classroom noise. New Zealand will probably follow their example. The literature to date on noise in school rooms appears to focus on the effects on schoolchildren in general, their teachers and the hearing impaired. Only limited attention appears to have been given to those students experiencing the other disabilities involving auditory function deficit. lt is imperative that the needs of these children are taken into account in the setting of appropriate international standards to be promulgated in future.
Một số nước đã quy trình xây dựng tiêu chuẩn riêng của mình để kiểm soát và giảm tiếng ồn trong lớp học. New Zealand có thể sẽ theo gương của họ. Các tài liệu cập nhật về tiếng ồn trong phòng học dường như tập trung vào những tác động về học sinh nói chung, giáo viên và những người khiếm thính. Dường như mọi người chỉ chú ý đến những học sinh gặp các khuyết tật có liên quan đến việc thiếu chức năng thính giác. Điều bắt buộc là chúng ta cần phải tính đến nhu cầu của các trẻ em trong việc thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế phù hợp để được ban hành trong tương lai.

 



Trên đây là bài dịch tiếng Việt của Cambridge 9, Test 2, Reading Passage 1 – Children with auditory problems được lấy nguồn từ trang  http://www.tonyenglish.vn/ để phục vụ người tự học.
Ielts Ngân Hoa đang tiến hành hoàn thiện các bài dịch bao gồm bảng từ vựng và giải thích đáp án dần. Các bạn xem các bài làm đầy đủ do Ielts-Ngân Hoa làm Tại Đây.


Dù có cố gắng đến đâu, bài dịch vẫn có thể có sai sót. Rất hoan nghênh sự góp ý của các bạn qua mục comment cuối bài.


Answer with explanation, highlighted vocabularies of Cambridge 9, Test 2, Reading Passage 1 – Children with auditory problems

 

Cambridge IELTS 9: Test 2 – Reading Passage 2 – Answer explanation with keyword tables & Translation


Cambridge IELTS 9: Test 1 – Reading Passage 3 – Answer explanation with keyword tables & Translation

 


P/s: Ngoài những bài giảng online cho những người tự học tiếng Anh, Ielts, nếu muốn học kỹ và chất lượng hơn với các lớp học ít người, học phí thấp các bạn có thể tham gia các lớp luyện thi Ielts offline trên đường Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội do chính Ms. Ngân Hoa giảng dạy nhé.



Nếu có thắc mắc hoặc đóng góp thêm cho bài dịch và giải thích, bạn hãy comment bên dưới hoặc đặt câu hỏi trên Group FB dưới đây mà Ms. Ngân Hoa thường viết bài nhé.

This image has an empty alt attribute; its file name is image.png


CÁC KHÓA HỌC OFFLINE CỦA Ms. NGÂN HOA


Hướng dẫn các kỹ năng Ielts:

Ielts Writing

Ielts Speaking

Ielts Reading

Ielts Listening

Hướng dẫn chung về Ielts

Academic vocabularies


Ngữ pháp

Luyện thi tốt nghiệp THPT & ĐH



Leave a Reply

KHAI GIẢNG CÁC LỚP THÁNG 9

Ielts – Ngân Hoa Facebook

Chat trực tiếp Ms.Ngân Hoa qua Fb (click ảnh)

Categories

KHAI GIẢNG LỚP IELTS

HỌC ONLINE VỚI Ms. NGÂN HOA

error: Content is protected !!