[Ielts writing task 1] Multiple charts – Hướng dẫn làm bài chi tiết

 

Trong writing task 1 chúng ta có thể gặp những đề có hơn một biểu đồ – Multiple charts. Khi đó tâm lý hoang mang rất dễ xuất hiện đối với một số bạn, vì một biểu đồ đã thấy nhiều thông tin rồi, đến hơn một biểu đồ thì sẽ phải viết report thế nào đây!

Thực ra thì cách làm của dạng câu hỏi này cũng không khác gì các dạng khác. Nguyên tắc làm bài của chúng đều giống nhau, đó là lựa chọn ra các ý chính trong các biểu đồ rồi miêu tả vào bài viết một cách rõ ràng, logic, mạch lạc, liền mạch, gắn kết.

 

Dạng câu hỏi này có thể gặp như sau: (thường gặp dạng 2 biểu đồ)

‘The bar chart below shows the proportions of English men and women of different ages who were living alone in 2011. The pie chart compares the numbers of bedrooms in these one-person households.’

 

 

hoặc

 

 

Mình sẽ hướng dẫn các bạn làm dạng câu hỏi này một cách chi tiết qua ví dụ minh họa thứ nhất nhé.

 

1. Phân tích biểu đồ.
Cũng như các dạng câu hỏi khác trong Ielts writing task 1, trong các biểu đồ luôn luôn chứa đựng rất nhiều dữ liệu, mà chúng ta không thể đưa hết tất cả các dữ liệu chi tiết đó vào bài viết được.

Giải pháp tối ưu là chúng ta cần phải lựa chọn ra những điểm chính nổi bật trong các biểu đồ để đưa vào bài report. Theo mình chỉ nên chọn lấy 2 điểm chính trong mỗi biểu đồ là đủ.

Các điểm nổi bật này rất dễ nhận biết, đó là những điểm mà khi chúng ta nhìn vào biểu đồ là thấy ngay được chứ không cần phải xem các số liệu chi tiết. Các bạn hãy chú ý đến:
– Các điểm cao nhất, thấp nhất, bắt đầu và kết thúc.
– Thay đổi/xu hướng chính (để ý đến các điểm bắt đầu và kết thúc)
– So sánh (sự liên quan, giống nhau và khác biệt giữa các thành phần trong biểu đồ hoặc giữa các biểu đồ; cái nào lớn hơn, nhỏ hơn, nguyên nhân, kết quả….)

Lưu ý về việc tìm ra điểm liên quan hoặc so sánh giữa các biểu đồ với nhau: trong câu hỏi chúng ta thường gặp cụm từ ‘make comparisons where relevant‘. Sẽ có những bài có ‘relevant comparison’ nhưng cũng sẽ có bài không có. Do đó các bạn đừng cố máy móc tìm kiếm các điểm liên quan để miêu tả nếu không thấy, trong trường hợp này hãy bỏ qua việc đó và tập trung miêu tả từng biểu đồ riêng biệt.

 

Chúng ta thử xem ví dụ minh họa thứ nhất có những điểm nổi bật nào nên đưa vào bài report nhé.

 

 

Ở bar graph chỉ cần nhìn chúng ta cũng có thể thấy ngay các điểm chính:
– Phụ nữ sống độc thân nhiều hơn nam giới đặc biệt là người lớn tuổi
– Ở độ tuổi 50 trở xuống nam giới lại có xu hướng sống độc thân nhiều hơn nữ giới

Tương tự như vậy ở pie graph:
– Số phòng ngủ trong nhà của người độc thân là 2 chiếm tỉ lệ lớn nhất.
– Nhà có số phòng ngủ là 4 trở lên chiếm tỉ lệ rất nhỏ.

Trong 2 biểu đồ này chúng ta rất khó có thể tìm kiếm ra được điểm liên quan (relevant) giữa chúng để so sánh, do đó bài này sẽ chỉ tập trung vào miêu tả 2 biểu đồ một cách riêng biệt.

 

2. Bố cục và cấu trúc ý bài viết.

Dạng câu hỏi này chúng ta vẫn sử dụng bố cục 4 đoạn văn như các dạng thông thường khác trong writing task 1.

Tuy nhiên khi các biểu đồ có sự liên quan kết nối với nhau, mình sẽ có thêm 1 đoạn ngắn khoảng 1 – 2 câu để nêu ý này ở dưới cùng. (có nhiều giáo viên để phần này chung vào một đoạn nào đó trong 4 đoạn, nhưng theo mình nên tách riêng ra thì bài văn sẽ được rõ ràng hơn).

Introduction
Overview
Detail 1
Detail 2
Relevant comparison (nếu có)

Về cấu trúc ý cho dạng câu hỏi này cũng không có gì đặc biệt. Chúng ta sẽ miêu tả mỗi biểu đồ trong 1 đoạn Detail qua các ý nổi bật đã tìm ra ở trên, và tách riêng phần ‘relevant comparison’ cho 1 đoạn ở dưới cùng nếu có.

 

3. Viết Introducton và Overview.

Introduction: chúng ta vẫn sử dụng phương pháp ‘paraphrasing’ lại đề bài để viết phần này một cách dễ dàng nhanh chóng qua 1 – 2 câu.

Có thể viết mỗi câu cho một biểu đồ một cách riêng biệt, hoặc sử dụng ‘and’ hay ‘while’ để kết hợp 2 vế câu thành một câu phức (mỗi vế cho một biểu đồ).

 

Đoạn mẫu cho ví dụ minh họa thứ I ở trên.

Đề bài: ‘The bar chart below shows the proportions of English men and women of different ages who were living alone in 2011. The pie chart compares the numbers of bedrooms in these one-person households.’

Introduction: ‘The two charts give information about single-occupant households in England in the year 2011. The bar chart compares figures for occupants’ age and gender, and the pie chart shows data about the number of bedrooms in these homes.

Các bạn có thể thấy đề bài đã được paraphrase:
Shows = compares
Living alone = single-occupant households
English = in England
Men and women of different ages = age and gender
These one-person households = these homes

 

Overview: các bạn sử dụng 1 – 2 câu để nêu ra các ý chính nổi bật nhất đã tìm ra ở trên một cách tổng quan không có chi tiết vào phần này.

Có thể viết mỗi câu cho một biểu đồ một cách riêng biệt, hoặc sử dụng ‘and’ hay ‘while’ để kết hợp 2 vế câu thành một câu phức (mỗi vế cho một biểu đồ).

 

Đoạn mẫu cho ví dụ minh họa thứ I ở trên.

‘Overall, females made up a higher proportion of people living alone than males, and this difference is particularly noticeable in the older age categories. We can also see that the most common number of bedrooms in a single-occupant home was two.’

 

Các bạn có thể thấy rằng các ý nổi bật dễ nhận biết nhất khi nhìn vào các biểu đồ đã được đưa vào phần này mà không kèm theo chi tiết.

– Phụ nữ sống độc thân nhiều hơn nam giới đặc biệt là người lớn tuổi

– Ở độ tuổi trung niên trở xuống nam giới lại có xu hướng sống độc thân nhiều hơn nữ giới

– Số phòng ngủ trong nhà của người độc thân thông thường là 2.

 

4. Các đoạn Details:

Ở 2 đoạn Details, chúng ta sử dụng 2 – 3 câu mỗi đoạn để viết cho từng biểu đồ riêng biệt. Trong phần này chúng ta sẽ nêu thêm những chi tiết số liệu cụ thể để support cho các ý chính được nêu ra. Ngoài ra, các bạn cũng nên lồng thêm vào sự so sánh để người đọc dễ hình dung về các biểu đồ hơn và giám khảo sẽ đánh giá cao hơn.

Lưu ý: không nêu hết các chi tiết của biểu đồ nếu chúng quá nhiều hoặc không cần thiết.

 

Các bạn xem bài mẫu minh họa cho biểu đồ ví dụ 1 nhé.

A significant majority of the people aged 65 or over who were living alone in England in 2011 were female. Women made up around 72% of single occupants aged 75 to 84, and 76% of those aged 85 or over. By contrast, among younger adults the figures for males were higher. For example, in the 35-49 age category, men accounted for nearly 65% of people living alone.

In the same year, 35.4% of one-person households in England had two bedrooms, while one-bedroom and three-bedroom homes accounted for 28% and 29.8% of the total. Under 7% of single-occupant homes had four or more bedrooms.

Qua 2 đoạn Detail trên chúng ta thấy rất rõ là các ý nêu ra đã được củng cố bằng các số liệu cụ thể đi kèm với các từ được gạch chân. Các ý nêu ra này hoàn toàn bổ trợ cho ý chính nổi bật mà chúng ta đã nêu ở phần ‘Overview‘.

Ngoài ra trong bài viết cũng có lồng thêm từ ngữ mang tính chất so sánh mà các em có thể thấy qua phần in nghiêng.

 

5. Đoạn Comparison.

Nếu thấy trong các biểu đồ có sự liên quan đến nhau thì chúng ta sẽ miêu tả nó trong phần này. Lưu ý phần này chỉ nên viết ngắn gọn súc tích, tránh sự dài dòng có thể gây ra sự khó hiểu hay loằng ngoằng cho bài viết. Các bạn có thể sử dụng 1 – 2 câu đơn giản ngắn gọn để viết cho phần này.

 

Chúng ta xem ví dụ minh họa thứ 2 để nắm rõ phần này nhé.

 

 

Nhìn vào các biểu đồ chúng ta rút ra được những ý chính nổi bật sau:

– Cơ cấu dân số của Glasgow từ 35 – 64 chiếm tỉ trọng lớn hơn các lứa tuổi khác (table)

– Số lần đến viện trung bình tăng đều từ năm 1980 – 2010 (line)

 

Từ 2 đặc điểm nổi bật của table và line graph rút ra này, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự liên quan là:

– Người dân Glasgow ngày một già đi, do đó số lần đến viện của họ tăng lên.

 

Với điểm liên quan giữa hai biểu đồ đã tìm ra này, phần ‘Comparison’ sẽ được viết như sau:

‘It is clear when looking at the table and graph comparatively that Glasgow has an aging population and that this is cause for the increased annual hospital visits. ‘

 

Các bạn thấy rằng điểm liên quan trên chỉ viết ngắn gọn bằng 1 câu và tách riêng ra 1 đoạn thế này sẽ làm cho bài văn được rõ ràng, súc tích, dễ hiểu hơn phải không nào.

 

Lưu ý:

Ở dạng câu hỏi multiple charts này chúng ta có thể gặp đề bài có đến 3, 4 biểu đồ ở hết các dạng Line, Table, Pie, Bar.

Dù là mấy biểu đồ thì đề bài đều cho chúng ta những loại dữ liệu để có thể nhóm thành 2 ý cho 2 đoạn văn, vì giám khảo không bao giờ có ý đánh đố thí sinh mà chỉ có ý muốn kiểm tra khả năng chọn lọc và gộp ý để miêu tả.

Do đó khi gặp những đề bài như thế này, các bạn hãy bình tĩnh tìm ra những điểm chung của các biểu đồ rồi gom chúng thành hai nhóm và miêu tả ý chính nổi bật của chúng.

Nếu chưa vững về vấn đề ngôn ngữ để viết cho các loại biểu đồ, các bạn có thể tham khảo thêm ở các link này nhé.

Từ vựng miêu tả xu hướng.

Từ vựng so sánh.

Ngoài ra các bạn cũng có thể xem qua phần hướng dẫn chung về writing task 1 để nắm được những kiến thức cơ bản và những lưu ý cũng như tips làm bài.

 

Đây là bài hướng dẫn bằng nguồn tài liệu tổng hợp trên Internet, được xác thực về sự chính xác, đúng đắn qua kiến thức và kinh nghiệm giảng dạy của mình. Các nguồn chính là : examenglish.com, dcielts.com, và đặc biệt là bài viết Task 1 của thầy Simon trong web ielts-simon.com.

Hy vọng qua bài này các bạn có thể gặt hái được kiến thức hữu ích để luyện tập và làm bài thi.

 

With love & passion

P/s: Ngoài những bài giảng online cho người tự học Ielts, nếu muốn học kỹ và chất lượng hơn với các lớp học ít người, học phí thấp các bạn có thể tham gia các lớp luyện thi Ielts offline trên đường Nguyễn Trãi – Hà Nội của mình nhé.

 

CÁC KHÓA HỌC OFFLINE CỦA Ms. NGÂN HOA

 

Hướng dẫn các kỹ năng Ielts:

Ielts Writing

Ielts Speaking

Ielts Reading

Ielts Listening

Hướng dẫn chung về Ielts

 

Ngữ pháp

Luyện thi tốt nghiệp THPT & ĐH



Leave a Reply

KHAI GIẢNG CÁC LỚP THÁNG 9

Ielts – Ngân Hoa Facebook

Chat trực tiếp Ms.Ngân Hoa qua Fb (click ảnh)

Categories

KHAI GIẢNG LỚP IELTS

HỌC ONLINE VỚI Ms. NGÂN HOA

error: Content is protected !!